Không nên bọc răng sứ cho trẻ em, đặc biệt là giai đoạn răng sữa. Theo các bác sĩ, các răng sữa sẽ được thay thế ở độ tuổi 6-12 tuổi và các răng vĩnh viễn sẽ mọc lên tương ứng. Việc bọc sứ ở giai đoạn này có thể làm cản trở quá trình mọc răng, làm ảnh hưởng tới cả răng vĩnh viễn lẫn mão sứ.
1. Có nên bọc răng sứ cho trẻ em không?
Bọc răng sứ cho trẻ em không nên thực hiện, đặc biệt là ở giai đoạn thay răng sữa. Lý do là răng sữa sẽ được thay thế vào độ tuổi 6 – 12 tuổi, các răng vĩnh viễn sẽ mọc lên nên bọc sứ không cần thiết. Hơn nữa, bọc sứ ở độ tuổi này sẽ ảnh hưởng trực tiếp cả răng vĩnh viễn và cả mão răng sứ .
1.1. Bọc răng sứ cho trẻ em làm cản trở mọc răng vĩnh viễn
Bọc răng sứ cho trẻ em có thể cản trở quá trình mọc răng và ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên của răng trẻ. Khi răng vẫn đang phát triển, việc mài răng để bọc sứ có thể khiến răng không tiếp tục hoàn thiện. Dù răng sứ giúp cải thiện chức năng nhai và có độ bền cao nhưng nó có thể gây chèn ép các răng bên cạnh.
1.2. Bọc răng sứ ảnh hưởng đến tâm lý sợ hãi cho trẻ vì phải mài răng
Việc bọc sứ có thể gây tâm lý sợ hãi cho trẻ, đặc biệt khi phải trải qua quá trình mài răng. Trẻ nhỏ thường lo lắng, sợ hãi khi đến phòng khám nha khoa do sự hiện diện của các dụng cụ y tế như kim tiêm, máy móc chuyên khoa. Nếu thực hiện bọc răng sứ cho trẻ em khi tâm lý trẻ chưa ổn định, điều này có thể tạo ra nỗi ám ảnh, ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển sau này.
1.3. Mão răng sứ có thể bị chật theo thời gian, gây khó chịu cho trẻ
Mão răng sứ có thể gây chật và khó chịu theo thời gian do sự phát triển tự nhiên của răng và xương hàm. Khi trẻ lớn lên, răng tiếp tục phát triển, khiến mão răng sứ trở nên chật chội, gây đau nhức và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Tóm lại, chính vì những tác động trên, bác sĩ khuyến cáo bọc răng sứ không nên được thực hiện cho trẻ. Và độ tuổi thích hợp để bọc sứ cho trẻ là từ 18 tuổi trở lên.
2. Bọc răng sứ cho trẻ em áp dụng được trong trường hợp nào?
Mặc dù phương pháp bọc sứ không được bác sĩ khuyến khích thực hiện cho trẻ em. Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, bọc răng sứ cho trẻ em có thể được chỉ định. Cụ thể:
- Răng vĩnh viễn của trẻ bị sâu lớn, vỡ thân răng và không thể trám.
- Răng của trẻ đã điều trị tủy vĩnh viễn, răng trở nên giòn và dễ gãy vỡ.
- Răng bị mòn men, mòn chân răng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến ăn nhai
Còn đối với trường hợp muốn cải thiện thẩm mỹ như răng nhiễm màu , hô móm… nên đợi đến khi trưởng thành hoặc lựa chọn phương pháp khác phù hợp hơn.
3. Lưu ý gì khi bọc răng sứ cho bé?
Để quyết định có nên bọc răng sứ cho trẻ em và đảm bảo an toàn cũng như đạt kết quả tốt nhất khi thực hiện, phụ huynh cần lưu ý các yếu tố sau:
- Chọn nha khoa uy tín có bác sĩ có chuyên môn cao và trang thiết bị hiện đại. Điều này sẽ giúp chẩn đoán chính xác tình trạng răng và đưa ra giải pháp phù hợp, đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Lựa chọn răng sứ có chất lượng cao giúp phục hình bền chắc, phù hợp với vị trí răng cần điều trị.
- Tuân thủ chỉ định của bác sĩ từ việc thăm khám, điều trị đến chăm sóc sau phục hình để đảm bảo hiệu quả lâu dài.
- Chăm sóc răng miệng đúng cách để ngăn ngừa vi khuẩn, mảng bám, tránh tái phát bệnh lý sau khi bọc sứ.
4. Cách phòng ngừa bệnh răng miệng để hạn chế bọc răng sứ cho bé
Trẻ em rất dễ mắc các bệnh lý răng miệng, do đó để phòng ngừa các bệnh lý này và hạn chế bọc sứ quá sớm thì phụ huynh cần hướng dẫn trẻ chăm sóc răng miệng đúng cách:
- Nhắc trẻ chải răng 2 lần/ngày, sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng chứa fluoride để ngăn ngừa sâu răng.
- Hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách, chải nhẹ nhàng theo chiều dọc hoặc vòng tròn, tránh chải ngang để hạn chế mài mòn men răng.
- Nhắc nhở trẻ không đánh răng ngay sau khi ăn vì Axit từ thực phẩm có thể làm mềm men răng, dễ gây tổn thương nếu chải răng ngay lập tức.
- Hướng dẫn trẻ sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng hoặc bàn chải điện để tăng hiệu quả làm sạch.
- Đưa trẻ đi kiểm tra răng miệng mỗi 6 tháng để phát hiện và xử lý sớm các vấn đề nha khoa.
5. Câu hỏi thường gặp
5.1. 13 tuổi bọc răng sứ được không?
Trẻ em ở độ tuổi 13 tuổi không nên bọc răng sứ. Theo các bác sĩ khuyến cáo, ở độ tuổi này cả răng và xương hàm của trẻ chưa phát triển ổn định, một số trẻ đã mọc răng vĩnh viễn thay thế răng sữa nhưng cũng có trẻ chưa mọc răng vĩnh viễn. Việc bọc sứ cho trẻ em ở độ tuổi này có thể ảnh hưởng cả răng thật và mão răng sứ.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp được cho câu hỏi có nên bọc răng sứ cho trẻ em hay không? Ngoài ra, khi trẻ mắc các bệnh lý răng miệng, bạn nên đưa trẻ đến nha khoa thăm khám để được điều trị càng sớm càng tốt. Việc trì hoãn điều trị các bệnh lý răng miệng kéo dài có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.