close
hotline
Hotline tư vấn miễn phí:  094 1818 618
Mở cửa: 8h00 – 20h00
time25.09.2024
Đánh giá post

Răng Sứ Bị Thưa Do Đâu? Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Cố vấn chuyên môn:   BSCKI Mai Hồng Thái

  • Trưởng khoa I-Dent DiamondTech.
  • 13 năm kinh nghiệm – 4.000 ca thẩm mỹ răng sứ thành công.

Răng sứ bị thưa sau khi bọc dẫn đến người bệnh mất tự tin, ảnh hưởng chức năng nhai và gây ra các vấn đề răng miệng. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này như quy trình bọc răng sứ gặp sai sót hoặc bệnh nhân vệ sinh răng miệng kém. Trong bài viết này, I-Dent DiamondTech sẽ giải thích chi tiết hơn về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng thưa răng sau khi bọc sứ.

răng sứ bị thưa
Răng sứ bị thưa gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng chức năng ăn nhai.

1. Nguyên nhân gây ra tình trạng răng sứ bị thưa

Răng sứ bị thưa sau khi bọc răng sứ thường do 5 nguyên nhân chính sau đây:

1.1. Bọc răng sứ tại nha khoa kém chất lượng

Việc lựa chọn đơn vị nha khoa uy tín đóng vai trò quyết định trong việc đảm bảo kết quả bọc răng sứ như mong đợi và không bị thưa. Bác sĩ có tay nghề và chuyên môn kém sẽ không đảm bảo được các thao tác mài răng, lấy dấu hàm và lắp mão sứ một cách chính xác dẫn đến ảnh hưởng đến độ khít của mão sứ và tuổi thọ của răng.

Bên cạnh đó, việc sử dụng dụng cụ và vật liệu chất lượng kém sẽ dẫn đến việc chế tạo mão sứ không chuẩn và không đảm bảo độ bền, làm cho răng sứ dễ bị thưa, mẻ, vỡ hoặc đổi màu sau một thời gian sử dụng.

răng sứ bị thưa phải làm sao
Bọc răng sứ tại nha khoa kém chất lượng dẫn đến răng sứ bị thưa.

1.2. Chưa điều trị triệt để bệnh lý răng miệng

Bệnh lý răng miệng không được điều trị triệt để là nguyên nhân hàng đầu khiến răng sứ bị thưa. Khi các bệnh lý như viêm nha chu, sâu răng không được kiểm soát, vi khuẩn sẽ tiếp tục tấn công và phá hủy các mô nâng đỡ răng. Hơn nữa, việc bọc răng sứ lên nền răng bị bệnh làm giảm độ bền của mão sứ.

lắp răng sứ bị thưa
Trước khi bọc sứ chưa điều trị triệt để bệnh lý dẫn đến răng sứ bị thưa.

1.3. Chăm sóc răng sứ không đúng cách

Các thói quen xấu như không đánh răng, không dùng chỉ nha khoa hoặc chải răng quá mạnh gây ra tình trạng viêm nướu, mòn răng sứ và thậm chí làm lỏng răng.

Ngoài ra, các yếu tố khách quan như lực nhai mạnh, va chạm hoặc chất lượng răng sứ kém cũng khiến răng sứ bị mẻ, vỡ hoặc hở kẽ răng.

răng bọc sứ bị thưa phải làm gì
Chăm sóc răng sứ không đúng cách dẫn đến thưa răng sứ.

1.4. Nền răng yếu

Độ bền của răng sứ phụ thuộc rất lớn vào sức khỏe của nền răng. Các bệnh lý nha chu như sâu răng, viêm nướu làm yếu nền răng, giảm độ bám của răng sứ. Hơn nữa, áp lực nhai lên răng sứ trên nền răng yếu gây ra hiện tượng di chuyển răng sứ, dẫn đến tình trạng răng sứ bị thưa.

răng bọc sứ bị thưa
Sức khỏe răng miệng yếu khiến răng sứ sau khi bọc bị thưa.

1.5. Chế độ ăn uống không hợp lý

Chế độ ăn uống cân bằng giúp duy trì sức khỏe răng miệng, đặc biệt là ngăn ngừa tình trạng thưa răng sứ. Tiêu thụ quá nhiều đường, tinh bột và đồ uống có gas làm tăng nguy cơ hình thành mảng bám và vi khuẩn, gây ra các vấn đề về răng, dẫn đến tình trạng răng sứ bị thưa.

Ngoài ra, trong giai đoạn phục hồi sau khi bọc sứ, việc sử dụng răng để nhai các thức ăn cứng hoặc dai làm răng sứ bị lung lay và tăng nguy cơ bị thưa.

làm răng sứ bị thưa
Ăn uống không hợp lý gây ra tình trạng thưa răng sứ.

2. Răng sứ thưa sau khi bọc sứ có ảnh hưởng gì không?

Răng sứ bị thưa sau khi bọc sứ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho bệnh nhân:

2.1. Mất thẩm mỹ

Răng sứ thưa làm hàm răng trở nên không đều và thiếu thẩm mỹ, gây mất tự tin, ngại cười và gặp khó khăn trong giao tiếp.

2.2. Gây ra ê buốt kéo dài

Tác hại của việc bọc răng sứ thưa là răng dễ mắc kẹt thức ăn, dẫn đến sâu răng, ê buốt và lây lan sâu răng cho các răng xung quanh, dẫn đến viêm nướu và nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.

2.3. Viêm lợi, hôi miệng

Kẽ răng sứ bị hở rất khó làm sạch bằng bàn chải đánh răng thông thường, khiến thức ăn và vi khuẩn sẽ tích tụ lâu ngày, gây viêm nướu và tạo ra mùi hôi.

2.4. Nguy cơ viêm tủy răng và mất răng thật

Các kẽ hở giữa răng sứ bị thưa là nguyên nhân chính gây sâu răng. Sâu răng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn dẫn đến viêm tủy và có nguy cơ mất răng.

2.5. Lệch khớp cắn

Răng sứ thưa và lệch vị trí gây lệch khớp cắn, khiến bệnh nhân gặp khó khăn khi phát âm, giao tiếp và ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai.

bọc răng sứ bị thưa phải làm gì
Răng sứ bị thưa gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực.
⭐Xem ngay: Tình trạng răng sứ bị lung lay phải làm sao?

3. Cách khắc phục thưa răng sứ sau khi bọc

Khi phát hiện răng sứ bị thưa, điều đầu tiên và quan trọng nhất bạn nên làm là:

3.1. Thăm khám và kiểm tra tại nha khoa

Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng răng và nướu để xác định nguyên nhân và đưa ra phương án điều trị phù hợp,  bao gồm:

  • Điều chỉnh răng sứ trực tiếp: Nếu răng sứ chỉ bị thưa nhẹ, bác sĩ sẽ thêm một lớp vật liệu composite lấp đầy các khoảng trống để tạo sự khít sát.
  • Làm lại răng sứ: Nếu răng sứ bị thưa quá nhiều, bác sĩ sẽ phải lấy dấu hàm mới để bọc răng sứ mới.
  • bọc răng sứ bị thưa
    Thăm khám và điều trị tại nha khoa để khắc phục tình trạng răng sứ bị thưa.

3.2. Quy trình bọc lại răng sứ

Quy trình bọc lại răng sứ bao gồm 4 bước:

  • Bước 1: Thăm khám tổng quát

Bác sĩ sẽ thăm khám, chụp X-Quang và đánh giá tình trạng sức khỏe răng miệng của bệnh nhân.

  • Bước 2: Tháo răng sứ cũ

Bác sĩ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để tháo răng sứ cũ khỏi cùi răng thật. Sau đó vệ sinh kỹ lưỡng và điều trị dứt điểm các vấn đề răng miệng (nếu có) trước khi bọc lại mão sứ mới.

  • Bước 3: Điều chỉnh cùi răng (nếu có) và lấy dấu răng

Bác sĩ tiến hành kiểm tra xem có cần điều chỉnh cùi răng thật hay không (Thường sẽ tránh việc mài răng lần 2 để đảm bảo chất lượng răng thật). Sau đó, bác sĩ sẽ lấy dấu răng của bệnh nhân và gửi đến phòng Labo để chế tác mão sứ phù hợp.

  • Bước 4: Gắn răng sứ cố định

Sau khi răng sứ được chế tác xong, bác sĩ sẽ gắn thử để kiểm tra khớp cắn và tính thẩm mỹ. Nếu không có vấn đề cần điều chỉnh, răng sứ sẽ được gắn cố định bằng keo dán nha khoa. Cuối cùng, bác sĩ sẽ hướng dẫn chăm sóc răng sứ đúng cách và lên lịch thăm khám định kỳ.

răng bọc sứ bị thưa phải làm sao
Quy trình bọc lại răng sứ đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận.
⭐Xem ngay: Bọc răng sứ bị gãy có gắn lại được không?

3.3. Chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách

Sau khi khắc phục được tình trạng thưa răng, bệnh nhân cần chú ý chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách để ngăn ngừa tình trạng thưa trở lại.

  • Vệ sinh răng miệng kỹ càng: Sử dụng chỉ nha khoa sau khi ăn, đánh răng đều đặn 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm. Bệnh nhân nên ngậm thêm nước súc miệng có chứa fluoride để loại bỏ mảng bám và thức ăn tích tụ.
  • Chế độ ăn uống khoa học: Hạn chế tiêu thụ thực phẩm và đồ uống nhiều đường, tinh bột và tránh nhai thực phẩm quá cứng hoặc dẻo. Tăng cường ăn các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, đồng thời uống đủ nước để bảo vệ nướu và duy trì sức khỏe răng miệng.
răng sứ bị thưa phải làm gì
Chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách để tránh răng sứ bị thưa.
⭐Xem ngay: Chăm sóc phòng ngừa răng bọc sứ bị mẻ như thế nào?

Hy vọng với những thông tin về răng sứ bị thưa mà I-Dent DiamondTech cung cấp trên đây đã giúp ích cho bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, hậu quả. Từ đó có những biện pháp phòng tránh. Quan trọng hơn hết, khi gặp tình trạng răng sứ hở, thưa giữa các kẽ răng, bạn nên ngay lập tức đến đơn vị nha khoa uy tín để các bác sĩ kiểm tra và có phương án điều trị phù hợp.

Liên hệ ngay với Nha khoa I-Dent DiamondTech để được tư vấn chi tiết

Nha khoa răng sứ I-Dent DiamondTech

  • Địa chỉ: 19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Q.Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh
  • Liên hệ: 0941818616
  • Email: nhakhoaidentdiamondtech@gmail.com
  • Website: https://rangsucaocap.vn/