Bọc răng sứ cho răng móm là giải pháp thẩm mỹ nha khoa được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn e ngại rằng liệu phương pháp này có thực sự hiệu quả và có hết móm không? Cần lưu ý gì khi thực hiện? Trong bài viết sau, hãy cùng I-Dent DiamondTech tìm hiểu về phương pháp này.
1. Bọc răng sứ cho răng móm là gì?
Bọc răng sứ cho răng móm là một phương pháp thẩm mỹ nha khoa giúp cải thiện tình trạng răng móm hay còn gọi là tình trạng khớp cắn ngược. Mà ở đó, bác sĩ sẽ mài chỉnh phần răng cần điều trị, sau đó lắp mão sứ để tạo hình lại răng, giúp khớp cắn trở nên hài hòa hơn giữa hai hàm..
Khi bọc sứ cho răng móm, bác sĩ sẽ phục hình nhiều răng cửa hàm trên để đảm bảo sự cân đối với hàm dưới. Từ đó giúp cải thiện thẩm mỹ, sự tự tin và chức năng nhai hiệu quả hơn.
2. Nguyên nhân gây ra răng móm
Răng móm là tình trạng răng hàm dưới nhô ra bên ngoài quá mức so với hàm trên. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến răng móm nhưng có 2 nguyên nhân chính là:
- Móm do răng: Tình trạng móm ở mức độ nhẹ, do răng mọc lệch khiến hàm trên bị thụt vào trong và hàm dưới chìa ra ngoài.
- Móm do cấu trúc xương hàm: Tình trạng móm ở mức độ nặng do sự phát triển không cân đối của xương hàm. Xương hàm trên có thể quá ngắn hoặc xương hàm dưới quá dài. Từ đó dẫn đến tình trạng hàm dưới nhô ra quá mức so với hàm trên.
Việc xác định được nguyên nhân gây ra răng móm sẽ chọn được phương pháp điều trị phù hợp và mang lại hiệu quả tốt. Đối với trường hợp móm do răng thì bọc sứ có thể cải thiện. Còn móm do hàm thì niềng răng chỉnh nha hoặc phẫu thuật hàm móm sẽ là sự lựa chọn tối ưu hơn.
Review bọc sứ cho răng mắc các khuyết điểm giúp cải thiện thẩm mỹ.
2. Bọc răng sứ có hết móm không?
Bọc răng sứ không thể điều trị móm với trường hợp răng móm do cấu trúc xương hàm vì bọc răng sứ không có tác dụng di chuyển răng và khắc phục tình trạng sai lệch khớp cắn. Tuy nhiên, với trường hợp nguyên nhân móm do răng thì có thể cải thiện được, lúc này mão sứ sẽ chụp lên trên để điều chỉnh hình dáng của răng.
Cụ thể, bọc răng sứ chỉ mang lại hiệu quả khi tình trạng móm xuất phát nguyên nhân từ răng và lệch nhẹ. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ mài răng, điều chỉnh thế răng, sau đó lắp mão răng sứ nhằm đảm bảo khớp cắn được cân đối hơn.
Tuy nhiên, nếu răng móm ở mức độ nặng hoặc do cấu trúc xương hàm gây ra thì bọc sứ không thể khắc phục triệt để. Trường hợp này, niềng răng chỉnh nha sẽ là giải pháp phù hợp để dịch chuyển răng về đúng vị trí hoặc phẫu thuật hàm để điều chỉnh cấu trúc xương, giúp khuôn mặt hài hòa hơn.
Để xác định chính xác bọc sứ có phù hợp với tình trạng răng móm của mình hay không, bạn nên đến nha khoa để được thăm khám, chụp phim và tư vấn phương án điều trị tối ưu nhất.
3. Lưu ý gì khi bọc sứ cho răng móm?
Để đảm bảo hiệu quả tối ưu khi bọc răng sứ cho răng móm, bạn cần chú ý một số điều quan trọng trước và sau khi thực hiện:
Trước khi bọc răng sứ, cần lưu ý:
- Lựa chọn nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao.
- Tìm hiểu kỹ về các loại răng sứ để chọn được chất liệu phù hợp với nhu cầu và tài chính của bản thân.
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt để tránh các bệnh lý có thể ảnh hưởng đến quá trình bọc sứ.
- Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ nếu cần và chữa trị dứt điểm các vấn đề răng miệng trước khi tiến hành bọc sứ.
Sau khi bọc răng sứ khắc phục răng móm, bạn cần tuân thủ:
- Tránh ăn thực phẩm quá cứng để bảo vệ răng sứ khỏi tổn thương.
- Hạn chế tiêu thụ đồ ăn chứa nhiều đường, trà, cà phê, nước ngọt có gas và tránh hút thuốc lá để ngăn ngừa răng bị ố màu.
- Không sử dụng các loại kẹo dẻo hoặc thực phẩm có độ bám dính cao.
- Tránh ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh để bảo vệ răng sứ khỏi các tác động nhiệt gây ê buốt.
- Đánh răng đúng cách ít nhất hai lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm để duy trì vệ sinh răng miệng.
- Sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước sau mỗi bữa ăn để loại bỏ mảng bám mà không gây tổn thương nướu.
- Tái khám định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra tình trạng răng sứ và kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh.
4. Những phương pháp điều trị răng móm khác
Như đã đề cập ở trên, ngoài bọc răng sứ cho răng móm, có hai phương pháp khác để điều trị tình trạng này là niềng răng và phẫu thuật chỉnh xương hàm. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phù hợp nhất.
- Niềng răng: Phương pháp này sử dụng các khí cụ nha khoa như mắc cài, dây cung, khay niềng trong suốt…để tác động lực kéo lên răng giúp răng móm di chuyển về vị trí đúng, giúp cân bằng khớp cắn và khắc phục tình trạng móm hiệu quả. Quá trình niềng răng sẽ kéo dài từ 12-24 tháng, tùy trình trạng răng.
- Phẫu thuật chỉnh xương hàm: Đây là phương pháp được chỉ định cho các trường hợp bị móm nghiêm trọng với nguyên nhân do xương hàm. Phương pháp này giúp giảm chiều dài của xương, điều chỉnh tương quan hai hàm và khớp cắn về vị trí chuẩn, khắc phục hoàn toàn tình trạng móm. Phương pháp này chỉ thực hiện 1 lần là mang lại hiệu quả.
Tóm lại, răng móm là một trong những trường hợp nên bọc răng sứ. Bọc răng sứ chữa móm có thể thực hiện được nhưng với điều kiện là bị móm do răng và sai lệch khớp cắn ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, bạn cần đến nha khoa để bác sĩ thăm khám, tư vấn để từ đó chọn được phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, bạn cần chọn nha khoa uy tín khi thực hiện để đảm bảo an toàn, hiệu quả cho kết quả cuối cùng lẫn sức khỏe tổng thể.