Bọc răng sứ là kỹ thuật phục hình răng có tác động đến răng thật và tiềm ẩn nhiều nguy cơ và rủi ro. Nếu bác sĩ có tay nghề kém, không có máy móc hiện đại hỗ trợ sẽ dẫn đến răng sứ bị hỏng hay mắc bệnh lý răng miệng. Nhiều người thắc mắc bọc răng sứ có tháo ra được không để phòng tránh trường hợp này xảy ra. Hãy cùng I-Dent DiamondTech tìm hiểu trong bài viết sau.
1. Bọc răng sứ có tháo ra được không?
Bọc răng sứ có thể tháo ra được nhưng cần sự can thiệp của bác sĩ nha khoa có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, đồng thời thực hiện tại nha khoa uy tín để tránh làm tổn thương răng thật, không gây ra biến chứng. Tháo răng sứ được chỉ định cho các trường hợp răng sứ bị viêm nhiễm, đau nhức, bung bật hoặc đen chân răng.
2. Trường hợp nào cần tháo răng sứ làm lại?
Tháo răng sứ sau khi phục hình là điều không ai mong muốn. Nhưng trong một số trường hợp nghiêm trọng, việc gỡ mão sứ là cần thiết để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Các trường hợp cần tháo răng sứ bao gồm:
- Răng sứ bị gãy, vỡ không thể giữ lại được: Dùng răng để cắn, xé hoặc nhai các vật cứng có thể gây nứt, vỡ răng sứ thành nhiều mảnh. Ngoài ra, việc dùng răng sứ kém chất lượng cũng gây ra tình trạng này.
- Răng bị đau nhức kéo dài: Do bác sĩ mài răng quá nhiều làm xâm lấn đến cấu trúc răng bên trong, gây ra đau nhức.Tình trạng này nặng hơn sẽ khiến răng bọc sứ bị viêm tủy, bắt buộc tháo bỏ răng sứ ra và chữa tuỷ.
- Răng mắc bệnh lý: Răng sứ không vừa khít cùi răng do chế tác sai kích thước tạo ra những kẽ hở, khiến cho vi khuẩn xâm nhập, gây ra các vấn đề như viêm nướu, viêm nha chu, hôi miệng . Để khắc phục tình trạng này, bạn cần phải tháo răng sứ cũ và làm răng sứ mới
- Dị ứng với chất liệu răng sứ: Nếu bệnh nhân không thích ứng với răng sứ kim loại (trường hợp này khá hiếm), bác sĩ sẽ chỉ định tháo răng sứ và thay thế bằng một loại răng sứ khác phù hợp hơn.
- Răng sứ bị đen viền nướu: Việc sử dụng răng sứ kim loại sau thời gian sử dụng sẽ bị oxy hoá, làm đen viền nướu. Khi đó, tính thẩm mỹ của nụ cười sẽ bị ảnh hưởng và bạn cần tháo răng sứ kim loại ra để làm lại.
- Răng sứ bị hở, cong, vênh: Do bác sĩ tay nghề kém, xảy ra sai sót khi mài răng, lấy dấu răng, chế tác răng sứ và gắn răng sứ. Trường hợp này bạn bắt buộc phải tháo mão sứ cũ ra và làm lại răng sứ mới.
Bọc lại răng sứ để giữ vững nụ cười tự nhiên.
3. Quy trình tháo răng sứ được thực hiện thế nào?
Quy trình tháo răng sứ và bọc lại răng sứ lần 2 được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh khoang miệng và gây tê để đảm bảo bệnh nhân cảm thấy thoải mái nhất, giảm thiểu cảm giác đau nhức.
Bước 2: Tùy thuộc vào vị trí răng sứ cần tháo mà bác sĩ sẽ thực hiện tháo răng sứ theo 2 cách:
- Cách thứ nhất: Bác sĩ sẽ tỉ mỉ cắt răng sứ thành những mảnh nhỏ. Sau đó, từng mảnh sẽ được tháo ra lần lượt một cách cẩn thận để tránh làm tổn thương cùi răng gốc bên trong.
- Cách thứ hai: Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để mài nhỏ phần răng sứ theo chiều dọc cho đến khi lộ sườn mão sứ. Sau đó, bác sĩ nhẹ nhàng tháo ra để không làm ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.
Bước 3: Sau khi răng sứ được tháo xong, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu hàm mới và gửi về phòng labo răng sứ để chế tác răng sứ mới.
Bước 4: Sau khi mão sứ hoàn thiện, bác sĩ sẽ tiến hành gắn thử lên răng bệnh nhân và điều chỉnh khớp cắn để đảm bảo sự thoải mái. Kế đó, bác sĩ sẽ dùng keo dán chuyên dụng để cố định mão sứ.
4. Răng sứ tháo ra lắp lại có được không?
Khi tháo răng sứ, bác sĩ thường phải cắt hoặc mài từng phần mão răng sứ tránh làm thân răng bị gãy. Răng sứ sau khi tháo ra không còn nguyên vẹn nên không thể lắp lại như ban đầu. Do đó, sau khi răng sứ được tháo ra, bạn cần tiến hành bọc mão sứ mới hoặc trồng răng. Tuỳ vào sức khoẻ cùi răng mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp.
5. Tháo răng sứ có đau không?
Khi tháo răng sứ, bệnh nhân sẽ được tiêm tê để làm mất cảm giác đau nhức. Đồng thời, bệnh nhân sẽ được dùng thuốc giảm đau nên mức độ đau nhức rất nhẹ.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã biết được bọc răng sứ có tháo ra được không. Việc tháo răng sứ đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao và thực hiện cẩn thận để đảm bảo không xảy ra sai sót và làm tổn thương các răng lân cận.