Tháo răng sứ được chỉ định trong trường hợp như răng sứ đã đến tuổi thọ, biến chứng xảy ra sau khi bọc răng sứ ,..Do đó nhiều người có thắc mắc rằng tháo răng sứ có đau không? Bài viết dưới đây I-Dent DiamondTech sẽ giải đáp chi tiết để bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
1. Răng sứ có tháo ra được không?
Bọc răng sứ là giải pháp thẩm mỹ nha khoa được nhiều người lựa chọn để khắc phục khuyết điểm của răng. Răng sứ được chế tác và mô phỏng lại y như răng thật và được liên kết với cùi răng bằng keo nha khoa chuyên dụng. Tuy nhiên, răng sứ sau khi bọc vẫn có thể tháo ra dù đã được gắn cố định trên cung hàm.
Việc tháo răng sứ cần có sự hỗ trợ của bác sĩ và thiết bị nha khoa chuyên dụng. Vì nếu không thực hiện đúng cách, răng sứ sẽ bị vỡ và tủy răng thật có thể bị ảnh hưởng. Vì vậy, việc làm này không thể tự ý thực hiện tại nhà mà cần có bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phục hình răng sứ thực hiện.
2. Tháo răng sứ có đau không?
Tháo răng sứ có đau không? Tháo răng sứ gần như không đau vì bệnh nhân đã được tiêm tê trong khi thực hiện và dùng thuốc giảm đau sau đó. Sau khi tháo, bạn có thể cảm thấy hơi ê buốt nhẹ nhưng cảm giác này sẽ nhanh biến mất. Bạn cần tránh tháo răng sứ nhiều lần vì có thể ảnh hưởng xấu sức khỏe răng miệng.
Bọc lại răng sứ không đau tại I-Dent DiamondTech.
3. Trường hợp nào nên tháo răng sứ?
Bọc răng sứ có tháo ra được không còn tùy trường hợp. Thông thường, tháo răng sứ được thực hiện khi răng sứ đã sử dụng lâu ngày, bị sứt mẻ, nứt vỡ hoặc cần thay thế để thực hiện các phương pháp điều trị khác.
Tuy nhiên có những trường hợp sau cần tháo răng sứ:
- Bệnh lý răng miệng như sâu răng, tủy răng bị viêm, viêm nha chu,…ở răng gốc chưa được chữa trị dứt điểm.
- Mão răng sứ bị gãy, vỡ do tác động lực mạnh hoặc sử dụng răng sứ kém chất lượng.
- Răng bị đau nhức kéo dài do việc mài răng gây xâm lấn quá nhiều, điều này còn có thể dẫn đến viêm tủy.
- Viền nướu răng sứ bị đen, gây mất thẩm mỹ do sử dụng răng sứ kim loại bị oxy hóa sau thời gian sử dụng.
- Răng sứ bị hở do quá trình mài răng, lấy dấu, chế tác răng sứ xảy ra sai sót.
- Khung sườn răng sứ kim loại gây dị ứng, kích ứng nướu, khiến nướu bị sưng viêm nhiễm và gây hôi miệng .
- Khách hàng muốn đổi sang phương pháp phục hình răng khác.
4. Cách tháo răng bọc sứ
Việc tháo răng sứ được bác sĩ thực hiện diễn ra khá nhanh chóng và đơn giản, chỉ mất từ 3-5 phút với 4 bước sau đây:
- Bước 1: Bác sĩ sẽ thăm khám tình trạng sức khỏe răng miệng và xác định nguyên nhân cần tháo răng sứ.
- Bước 2: Bệnh nhân sẽ được vệ sinh răng miệng và gây tê để quá trình tháo diễn ra êm ái, hạn chế đau đớn.
- Bước 3: Tháo bỏ răng sứ cũ, tùy thuộc vào tình trạng răng sứ và kỹ thuật của bác sĩ, có 2 cách thực hiện là cắt nhỏ răng sứ và mài nhỏ răng sứ:
- Cắt nhỏ răng sứ: Bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị chuyên dụng để cắt nhỏ răng sứ thành nhiều mảnh nhỏ, sau đó lần lượt tháo ra. Cách này giúp giảm thiểu tổn thương cho cùi răng thật bên trong.
- Mài nhỏ răng sứ: Bác sĩ sẽ mài nhỏ răng sứ theo chiều dọc cho đến khi lộ ra phần sườn của mão sứ. Sau đó, răng sứ sẽ được gỡ nhẹ ra, cách làm này không làm ảnh hưởng các răng kế cạnh.
- Bước 4: Khắc phục nguyên nhân phải thay răng sứ, làm sạch răng và lấy dấu hàm răng để làm lại răng sứ mới
- Bước 5: Lắp lại răng sứ mới, kiểm tra khớp cắn để đảm bảo bệnh nhân ăn nhai được bình thường.
Việc tháo răng sứ và bọc răng sứ lần 2 cần đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật nha khoa và tỉ mỉ để không gây tổn thương đến nướu, gây nhiễm trùng. Do đó, bác sĩ cần kiểm soát được độ dày, độ hở của răng sứ khi cắt hoặc mài để tháo ra. Đồng thời, đảm bảo dụng cụ không chạm vào ngà răng vì có thể gây đau nhức.
5. Răng sứ tháo ra có lắp lại được không?
Răng sứ sau khi tháo sẽ không còn nguyên vẹn nên không thể lắp lại như ban đầu. Trong quá trình tháo, bác sĩ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để cắt, tách răng sứ khỏi cùi răng thật, làm răng sứ không còn nguyên vẹn. Sau khi tháo răng sứ, tùy vào tình trạng cùi răng mà bác sĩ sẽ chỉ định bọc sứ mới hoặc trồng răng.
6. Những lưu ý khi tháo răng sứ
Dưới đây là một số lưu ý khi thực hiện tháo răng sứ:
- Chọn nha khoa uy tín có đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, có đầy đủ thiết bị hiện đại để quá trình tháo răng sứ diễn ra an toàn và không đau.
- Hạn chế ăn đồ ăn quá cứng, dai và uống đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh vì sau khi bọc răng sứ răng rất nhạy cảm, dễ bị ê buốt.
- Hạn chế uống đồ uống có sẫm màu như trà, cà phê để giúp màu sắc của răng sứ luôn trắng bóng.
- Bổ sung thực phẩm giàu canxi và khoáng chất như tôm, cua, trứng sữa,…để giúp răng chắc khỏe từ bên trong.
- Đánh răng 2 lần mỗi ngày, sử dụng thêm nước súc miệng, tăm nước để làm sạch mảng bám sâu trong kẽ răng.
- Khám răng định kỳ 2 lần mỗi năm để bác sĩ kiểm tra tình trạng răng, sớm phát hiện các bệnh lý răng miệng nếu có.
7. Câu hỏi thường gặp
7.1. Tháo răng sứ có ảnh hưởng gì không?
Tháo răng sứ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và không gây đau nhức nếu được thực hiện tại nha khoa uy tín có bác sĩ tay nghề cao, sự hỗ trợ của thuốc tê. Nếu răng sứ gặp vấn đề, việc tháo ra và thay thế là giải pháp tối ưu giúp ngăn ngừa các biến chứng và đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.
7.2. Tháo răng sứ bằng cách nào?
Tháo răng sứ được thực hiện bằng cách cắt mão răng sứ thành nhiều mảnh nhỏ, rồi sau đó sẽ tháo ra theo trình tự để tránh làm tổn thương đến cùi răng sinh lý, đây là cách thứ nhất. Đối với cách thứ hai, bác sĩ sẽ mài nhỏ răng sứ theo chiều dọc cho đến khi lộ phần sườn mão sứ, sau đó nhẹ nhàng tháo ra.
Tháo răng sứ là thao tác khó và cần bác sĩ giỏi thực hiện để đảm bảo tháo răng sứ không đau. Vì vậy, bạn cần chọn nha khoa uy tín để thực hiện để đảm bảo an toàn và thoải mái. Đồng thời, bạn cũng cần lưu ý về cách chăm sóc sau khi tháo răng bọc sứ để đảm bảo sức khỏe răng miệng để tránh phải thay răng sứ nhiều lần