Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi khó chịu, khiến cho người mắc phải cảm thấy tự ti trong giao tiếp. Vậy nguyên nhân nào gây hơi thở có mùi hôi và có cách khắc phục hay ngăn ngừa nào hiệu quả? Hãy cùng I-Dent DiamondTech tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.
1. Hôi miệng là gì?
Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi thoát ra từ khoang miệng khi giao tiếp, ăn nói. Hơi thở có mùi hôi là một vấn đề phổ biến, theo các nghiên cứu, tỷ lệ người mắc phải tình trạng này dao động khá rộng, từ 22% đến 50% dân số.
Hơi thở có mùi khiến nhiều người thường cảm thấy tự ti, bối rối và đời sống sinh hoạt hằng ngày bị ảnh hưởng. Tình trạng này có thể được nhận biết qua những biểu hiện, triệu chứng sau đây:
- Khoang miệng trở nên khô hơn do vi khuẩn gây mùi phát triển.
- Lưỡi có vị chua, đắng khi nếm đồ ăn do vi khuẩn sản sinh ra các chất độc hại.
- Lớp màu trắng trên bề mặt và mặt sau lưỡi do vi khuẩn sinh sôi và tích tụ và vệ sinh răng miệng không kỹ.
Nhiều người có triệu chứng hôi miệng nhưng không tự nhận biết được biết được bản thân đang mắc phải. Điều này là do mất khứu giác hoặc quen mùi. Thường chỉ khi người khác nhắc nhở, họ mới biết mình đang gặp vấn đề.
2. Nguyên nhân gây hôi miệng
Có 4 nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng hơi thở có mùi, cụ thể là:
2.1. Do vi khuẩn gây hôi miệng
Vi khuẩn là thủ phạm chính làm hơi thở có mùi. Khi vệ sinh răng miệng không kỹ, các mảng bám và cao răng sẽ tích tụ, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và tiết ra hợp chất lưu huỳnh có mùi hôi.
2.2. Hôi miệng tạm thời
Hôi miệng tạm thời là tình trạng hơi thở có mùi khó chịu xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn, thường do các yếu tố bên ngoài tác động:
- Thực phẩm giàu protein: Protein trong thức ăn khi phân hủy trong miệng sẽ giải phóng các hợp chất lưu huỳnh, gây ra mùi hôi khó chịu.
- Thực phẩm giàu đường: Đường tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây ra các bệnh về răng miệng và làm hơi thở có mùi.
- Thực phẩm có mùi mạnh: Các loại thực phẩm như tỏi, hành, cà phê và rượu có chứa hợp chất lưu huỳnh, gây ra mùi hôi trong hơi thở.
- Thực phẩm khô: Các loại hạt, bánh quy, bánh mì khô… làm giảm lượng nước bọt, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
- Hút thuốc lá: Thuốc lá làm khô miệng, tăng sản sinh các hợp chất gây mùi hôi và làm tổn thương niêm mạc miệng.
- Uống rượu: Rượu làm giảm sản xuất nước bọt và kích thích dạ dày sản sinh axit, gây trào ngược dạ dày và hôi miệng.
2.3. Hôi miệng do vấn đề khoang miệng
Tình trạng hôi miệng còn có thể xuất phát từ các vấn đề trong khoang miệng, chẳng hạn như:
- Bệnh lý răng miệng: Viêm nướu, sâu răng, viêm tủy, bệnh nha chu, các tổn thương trong miệng…
- Khô miệng, Giảm tiết nước bọt: Do tuổi tác, bệnh lý mắc phải và sử dụng các loại thuốc kháng sinh.
- Các bệnh lý toàn thân: Hội chứng Sjogren, rối loạn chuyển hóa…
2.4. Nguyên nhân khác
Bên cạnh các nguyên nhân gây hôi miệng đã được kể trên, còn một số nguyên nhân khác:
- Thuốc: Nhiều loại thuốc có thể gây khô miệng hoặc ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể, dẫn đến hơi thở có mùi.
- Bệnh lý: Các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa, gan, thận, bệnh tiểu đường, bệnh viêm amidan… tạo nên mùi hơi thở.
- Hội chứng mùi cá ươn: Một rối loạn di truyền hiếm gặp khiến cơ thể không thể chuyển hóa trimethylamine. Khi trimethylamine tích tụ trong cơ thể, nó sẽ được thải ra ngoài qua hơi thở.
Ngoài ra, việc bọc răng sứ không khớp khít, sai kỹ thuật cũng là nguyên nhân gây hơi thở có mùi hôi. Các kẽ hở giữa răng sứ và nướu trở thành nơi trú ẩn hoàn hảo cho thức ăn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phân hủy và sinh ra mùi hôi khó chịu
3. Cách khắc phục hôi miệng hiệu quả
Khi gặp phải tình trạng hôi miệng, việc đầu tiên bạn nên làm là đến gặp bác sĩ nha khoa. Bác sĩ sẽ tiến hành khám và xác định nguyên nhân gây ra mùi hôi.
- Nếu bệnh nhân mắc các bệnh lý như sâu răng, viêm lợi, cao răng sẽ được điều trị bằng các phương pháp nha khoa chuyên nghiệp.
- Trong trường hợp hơi thở có mùi không phải do vấn đề răng miệng, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định đến bệnh viên tai mũi họng hoặc tiêu hóa để được khám, kiểm tra và điều trị chuyên sâu hơn.
- Vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa và cạo lưỡi để loại bỏ vi khuẩn và mảng bám.
- Hạn chế thức ăn có mùi mạnh, uống đủ nước.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh gây khô miệng.
- Trong trường hợp nguyên nhân gây hôi miệng do bọc sứ sai kỹ thuật, không khớp khít, bác sĩ sẽ sẽ điều chỉnh hoặc làm lại răng sứ.
4. Cách phòng ngừa hôi miệng
Để phòng ngừa tình trạng hôi miệng, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
- Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng và đúng cách, dùng thêm nước súc miệng, chỉ nha khoa và đồ cạo lưỡi để làm sạch toàn diện.
- Uống nhiều nước sau khi ăn để làm sạch và loại bỏ mùi đồ ăn.
- Không hút thuốc lá và hạn chế ăn uống các thực phẩm gây mùi.
- Việc khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để giúp phát hiện sớm các bệnh lý răng miệng và toàn thân, từ đó giúp điều trị kịp thời.
Qua bài viết trên đây hi vọng bạn đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra hôi miệng cũng như các biện pháp và cách khắc phục. Hơi thở có mùi gây ra những phiền toái, khiến người bị cảm thấy tự tin trong cuộc sống. Khi gặp phải tình trạng này, bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.