Răng nhiễm fluor là một dạng bệnh lý răng miệng với biểu hiện răng xuất hiện các mảng trắng đục, không đều màu làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm màu fluor do đâu và cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng I-Dent DiamondTech tìm hiểu về tình trạng này qua bài viết sau đây.
1. Răng nhiễm Fluor là gì?
Răng nhiễm fluor là bệnh lý răng miệng xảy ra do tình trạng dư thừa fluor. Nếu bệnh nhân mắc phải tình trạng dư thừa fluor nhẹ sẽ khiến cho bề mặt răng cửa, răng hàm và các răng còn lại xuất hiện các vết đồm màu trắng đục. Trong trường hợp nặng và không được điều trị kịp thời, các mảng màu này sẽ ăn sâu ngà răng, làm tổn thương cấu trúc men răng.
Flour là dưỡng chất quan trọng trong việc hình thành nên men răng và hỗ trợ quá trình canxi hóa răng, giúp răng chắc khỏe, tránh bị sâu hoặc nặng hơn dẫn đến viêm tủy răng, răng chết tủy.
2. Nguyên nhân răng nhiễm Fluor
Flour tuy tốt cho sức khỏe răng miệng nhưng nếu bổ sung quá nhiều sẽ gây ra tình trạng răng nhiễm màu fluor. Tình trạng này thường xảy ra do 3 tác nhân phổ biến sau:
- Sử dụng các loại thuốc có chứa nhiều flour không đúng chỉ định của bác sĩ.
- Ăn uống các loại thực phẩm giàu flour như tôm, cua, nước ngọt có gas,…làm tăng nồng độ hoạt chất fluor trong men răng.
- Nguồn nước sử dụng có nồng độ fluor cao vượt mức cho phép.
- Dùng quá nhiều sản phẩm có chứa fluor như: kem đánh răng, nước súc miệng. Đặc biệt là trẻ em dùng kem đánh răng không phù hợp với lứa tuổi, có hàm lượng fluor vượt mức.
3. Dấu hiệu nhận biết răng bị nhiễm fluor
Bạn có thể nhận biết răng bị nhiễm fluor qua 4 giai đoạn sau đây:
3.1. Giai đoạn bệnh mới chớm
Bề mặt men răng bị mất khoáng chất, tạo thành các đốm trắng đục li ti. Theo thời gian, các đốm này liên kết lại thành những mảng trắng, tuy nhiên tổng diện tích các mảng này không vượt quá 25% bề mặt răng.
3.2. Giai đoạn bệnh nhẹ
Các mảng màu trắng đục lan rộng hơn, chiếm khoảng 25-50% diện tích bề mặt răng.
3.3. Giai đoạn bệnh nặng
Răng bị nhiễm màu trắng đục lan rộng toàn bộ bề mặt và xuất hiện các đốm nâu.
3.4. Giai đoạn bệnh rất nặng
Bề mặt răng bị bào mòn không đồng đều, tạo thành những mảng lõm lồi khiến hàm răng xấu, gây mất thẩm mỹ. Thân răng xuất hiện nhiều vết nứt, rãnh sâu, khiến răng trở nên yếu và dễ vỡ.
4. Tác hại răng nhiễm Fluor
Răng nhiễm màu fluor gây ra một số tác hại bao gồm:
4.1. Ảnh hưởng tới thẩm mỹ
Trên bề mặt răng sẽ xuất hiện các đốm trắng, răng ố vàng loang lổ, gây mất thẩm mỹ cho cả hàm răng., Điều này khiến người bệnh cảm thấy tự ti khi giao tiếp.
4.2. Răng dễ ê buốt, nhạy cảm
Do men răng bị tổn thương bởi fluor, răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn, dễ ê buốt răng khi tiếp xúc với đồ ăn nóng lạnh.
4.3. Tăng nguy cơ sâu răng
Việc răng nhiễm màu fluor làm cho men răng bị tổn thương, làm cho vi khuẩn dễ xâm nhập, gây ra sâu răng. Bên cạnh đó, tình trạng này nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ mất răng.
5. Phương pháp khắc phục răng nhiễm Fluor
Tuỳ thuộc vào giai đoạn nhiễm màu fluor mà bạn sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp khắc phục phù hợp. Dưới đây là 3 phương pháp phổ biến để khắc phục tình trạng này:
5.1 Tẩy trắng răng
Đối với giai đoạn nhẹ, phương pháp tẩy trắng răng sẽ là sự lựa chọn tối ưu. Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tẩy trắng chuyên dụng chứa peroxide kết hợp với công nghệ ánh sáng laser. Quá trình tẩy trắng sẽ giúp răng đẹp, trắng sáng từ ngoài đến vào trong ngà răng, mang lại tính thẩm mỹ răng miệng cao.
5.2. Bọc răng sứ
Trong trường hợp răng tiếp xúc fluor quá nhiều ở giai đoạn nặng và không áp dụng được các cách tẩy trắng răng hiệu quả thì phương pháp bọc răng sứ sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành mài nhỏ cùi răng và bọc mão sứ lên trên. Răng sứ có màu sắc trắng sáng giúp che đi hoàn toàn các khuyết điểm của răng và đồng thời bảo vệ men răng.
I-Dent DiamondTech có cung cấp dịch vụ bọc răng sứ thẩm mỹ dành cho đối tượng có răng bị nhiễm màu fluor. Tại đây, đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao sẽ chẩn đoán, lên phác đồ điều trị phù hợp từng trường hợp, giúp bạn sở hữu hàm răng trắng sáng, tự nhiên. Tay nghề cao của bác sĩ cùng công nghệ hiện đại tại nha khoa sẽ đảm bảo quá trình bọc sứ diễn ra chính xác, mang đến cho bạn nụ cười rạng rỡ, hạn chế biến chứng như hôi miệng, viêm lợi, đau răng, tụt lợi…
5.3. Dán sứ Veneer
Ngoài phương pháp bọc sứ thì bạn cũng có thể cân nhắc đến phương pháp dán sứ veneer để phục hình răng bị nhiễm màu fluor. Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ mài nhẹ răng với tỉ lệ rất ít và dán sứ bên ngoài để che đi các đốm trắng. Dán sứ veneer là cách làm trắng răng giúp bảo tồn tối đa mô răng vì ít xâm lấn, tuy nhiên phương pháp này có chi phí điều trị khá cao.
6. Cách phòng ngừa răng bị nhiễm Fluor
Để ngăn ngừa tình trạng răng bị nhiễm fluor bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều fluor trong thời gian dài.
- Khi đánh răng chỉ dùng lượng kem vừa đủ và không chải răng quá lâu, súc miệng lại thật sạch để loại bỏ kem đánh răng.
- Sử dụng kem đánh răng, các sản phẩm chăm sóc răng miệng có nồng độ fluor phù hợp với độ tuổi, đặc biệt là trẻ em.
- Đảm bảo nguồn nước sinh hoạt có hàm lượng fluor luôn nằm ở ngưỡng an toàn 0,7 – 1 mg/l.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình trạng răng nhiễm màu fluor và các phương pháp khắc phục. Nếu bạn cần tư vấn kỹ hơn về tình trạng này cũng như quan tâm đến các phương nha khoa thẩm mỹ để khắc phục tình trạng liên quan đến màu sắc răng như răng nhiễm màu, răng bị đen… hãy liên hệ I-Dent diamondTech để được đội ngũ chuyên gia tư vấn chi tiết.