Răng nhiễm màu là tình trạng răng có màu sắc trắng và bị chuyển thành các màu vàng, nâu, xám… làm mất thẩm mỹ, ảnh hưởng sự tự tin. Vậy nguyên nhân nào xảy ra tình trạng này? Dấu hiệu nhận biết và có phương pháp nào điều trị? Tất cả sẽ được I-Dent DiamondTech giải đáp trong bài viết sau.
1. Răng nhiễm màu là gì?
Răng nhiễm màu là tình trạng mà các mô cứng của răng ố vàng, bị nhiễm các sắc tố như vàng, xám, nâu, đen… có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường. Tùy thuộc vào mức độ và nguyên nhân mà độ nhiễm màu sẽ có màu sắc ố vàng nhẹ hay vết ố loang lổ hoặc răng bị đen toàn bộ.
2. Các loại nhiễm màu răng
Nhiễm màu răng gồm có 2 loại chính, cụ thể là:
- Nhiễm màu ngoại sinh: Men răng bên ngoài bị ảnh hưởng, nhiễm màu do các tác nhân bên ngoài như thực phẩm, hóa chất…
- Nhiễm màu nội sinh: Màu răng bị biến đổi màu từ bên trong lớp ngà răng, gây ra bởi tai nạn, bệnh lý răng miệng…
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có 3 loại nhiễm màu nội sinh là: nhiễm màu bilirubin, nhiễm màu porphyrin và nhiễm màu thuốc kháng sinh:
2.1 Nhiễm màu bilirubin
Răng nhiễm Bilirubin là một biểu hiện lâm sàng của bệnh vàng da bẩm sinh. Khi cơ thể không xử lý được hết Bilirubin, chất này sẽ tích tụ và theo máu đi vào răng, khiến răng có màu xanh lá cây.
2.2 Nhiễm màu porphyrin
Răng nhiễm Porphyrin là một bệnh di truyền hiếm gặp khiến răng có màu nâu đỏ đặc trưng. Khi chiếu ánh sáng cực tím vào răng, chúng sẽ phát sáng màu đỏ. Nguyên nhân là do sự tích tụ quá mức của một chất gọi là porphyrin trong cấu trúc răng.
2.3 Nhiễm màu thuốc kháng sinh
Uống nhiều kháng sinh có thể khiến răng bị ố vàng hoặc nâu, đặc biệt là nhóm tetracycline. Quá trình lắng đọng thuốc trong ngà răng là nguyên nhân chính gây nên tình trạng răng nhiễm tetracycline. Tùy thuộc vào mức độ mà răng có thể có màu vàng, nâu, đỏ, tím…
3. Nguyên nhân làm răng bị nhiễm màu
Răng bị nhiễm màu do các nguyên nhân chính sau đây:
- Di truyền: Cấu trúc răng của mỗi người là duy nhất và phần lớn được quyết định bởi gen di truyền. Đó là lý do vì sao nhiều người có răng bị ố vàng ngay từ khi còn nhỏ.
- Lạm dụng thuốc quá nhiều: Lạm dụng các loại kháng sinh như tetracycline, doxycycline ở trẻ em và phụ nữ mang thai, có thể làm răng bị đổi màu vĩnh viễn.
- Bệnh lý răng miệng: Một số bệnh lý như viêm lợi, sâu răng, viêm tủy răng, nhiễm trùng chân răng… sẽ làm ảnh hưởng đến lớp men răng khiến răng bị xỉn màu, ố vàng.
- Tuổi tác: Càng lớn tuổi, men răng càng dễ bị mài mòn do lão hóa tự nhiên, tạo điều kiện cho các chất bám màu xâm nhập.
- Nhiễm fluor: Việc sử dụng quá nhiều sản phẩm chứa fluor như kem đánh răng, nước súc miệng có thể dẫn đến tình trạng răng nhiễm fluor, xuất hiện các đốm trắng.
- Hút thuốc: Hóa chất Nicotin có trong thuốc lá khiến răng bị ố vàng, làm ảnh hưởng sức khỏe răng miệng và dễ mắc bệnh lý như răng chết tủy, nướu răng bị đen…
- Không đánh răng kỹ: Thói quen không đánh răng hay đánh răng không kỹ làm làm cho mảng bám tích tụ, dẫn đến cao răng và mắc các bệnh răng miệng.
Ngoài các yếu tố đã được kể trên còn có một số nguyên nhân khác như: thực phẩm, vật liệu nha khoa hay chấn thương.
4. Dấu hiệu răng bị nhiễm màu
Sự đổi màu của răng từ vàng nhạt đến nâu sẫm có thể xảy ra ở một hoặc nhiều răng, thậm chí toàn bộ hàm răng. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra mà bạn có thể nhận biết răng bị nhiễm màu qua các dấu hiệu sau:
Nguyên nhân ngoại sinh làm men răng bị đổi màu bên ngoài:
- Vi khuẩn tạo màu: Xanh lá, nâu, đen, cam
- Thuốc lá và thực phẩm chứa màu như trà, cà phê: Vàng, nâu, đen.
- Thuốc uống chứa thành phần bạc nitrat, thiếc florua, chlorhexidine: Xám, đen, nâu.
Nguyên nhân nội sinh khiến ngà răng bị đổi màu từ bên trong:
- Bệnh lý di truyền sinh men bất toàn, bệnh sắc tố, rối loạn porphyrin: Vàng, nâu hoặc đỏ.
- Cơ thể dư thừa, nhiễm fluor: Đốm trắng đục hoặc màu nâu vàng.
- Nhiễm màu kháng sinh: Vàng, nâu, xám, xanh biển.
- Bệnh lý vàng da trước gan: Xanh lá, vàng, xanh biển, nâu, xám
- Tai nạn, chấn thương răng miệng: Màu đỏ nhạt, đen.
Bên cạnh đó, tình trạng này có thể nhận biết qua mắt thường với triệu chứng của răng có màu sắc không đều, mất đi độ bóng và trông xỉn màu.
5. Các phương pháp điều trị răng nhiễm màu hiệu quả
Bạn có thể điều trị tình trạng răng bị nhiễm màu qua 3 phương pháp nha khoa thẩm mỹ sau:
5.1 Tẩy trắng răng
Tẩy trắng răng là phương pháp sử dụng các loại thuốc tẩy chứa peroxide để bôi lên bề mặt răng. Phương pháp này sẽ kết hợp với đèn laser hay plasma để tăng hiệu quả làm trắng. Các loại ánh sáng này sẽ làm tăng quá trình oxy hóa, giúp thuốc xâm nhập sâu vào trong răng phá vỡ phân tử màu.
Ưu điểm của cách làm trắng răng này có thể kể đến là thời gian thực hiện nhanh chóng thường chỉ dưới 1 giờ. Hiệu quả làm trắng có thể nâng được 1-2 tone, giúp loại bỏ mảng bám, ố vàng và không xâm lấn mô răng.
Tuy nhiên, tẩy trắng răng sẽ không phù hợp với trường hợp răng nhiễm màu nặng, men răng yếu, mắc bệnh răng miệng, người dưới 16 tuổi. Bên cạnh đó, mỗi lần tẩy răng trắng cần cách nhau ít nhất 12 tháng và răng có thể bị vàng lại sau khi thực hiện tẩy trắng.
Hiện nay có 3 phương pháp tẩy trắng được sử dụng phổ biến là: cách tẩy trắng răng hiệu quả bằng đèn plasma, tẩy trắng răng bằng đèn laser và đeo máng tẩy trắng răng.
5.2 Dán sứ veneer
Dán sứ veneer là phương pháp mà bác sĩ sẽ mài nhẹ răng và dán miếng sứ thẩm mỹ có độ dày khoảng 0,3 – 0,5 mm ngoài răng. Miếng dán sứ có màu sắc, hình dáng như răng thật giúp che đi răng nhiễm màu, răng bị nứt, mẻ răng nhẹ, răng thưa nhẹ…
Phương pháp này phù hợp cho người có tình trạng nhiễm màu nặng mà không thể thực hiện phương pháp tẩy trắng. Bên cạnh đó. dán sứ veneer rất ít xâm lấn, giúp cải thiện khuyết điểm, thẩm mỹ răng hiệu quả.
Tuy nhiên, độ bền chắc của miếng dán veneer không được đảm bảo khi ăn các đồ cứng, dai.
5.3 Bọc răng sứ
Bọc răng sứ là phương pháp điều trị tình trạng này một cách hiệu quả và nhanh chóng. Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ mài nhẹ răng thật để tạo cùi. Sau đó, bác sĩ sẽ phủ mão sứ được chế tác có hình dạng, màu sắc, kích thước y như răng thật lên trên. Qua đó sẽ mang lại cho bệnh nhân một hàm răng đẹp, trắng sáng, đều đặn và tự nhiên.
Phương pháp này có thể khắc phục được các trường hợp răng nhiễm màu từ nhẹ đến nặng. Đồng thời còn giúp bảo vệ cùi răng thật còn lại khỏi các tác nhân bên ngoài, vi khuẩn. Bên cạnh đó, hiệu quả của phương pháp này có thể đến 20 năm nếu sử dụng loại răng sứ chất lượng và có cách chăm sóc răng miệng tốt.
I-Dent DiamondTech tự hào là địa chỉ bọc răng sứ uy tín, giúp khách hàng chữa tình trạng răng nhiễm màu trở nên trắng sáng, đồng đều. Các bác sĩ CKI, CKII tại nha khoa hơn 10 năm kinh nghiệm, đảm bảo kỹ thuật mài răng, bọc sứ chuẩn xác từng milimet. Ngoài ra, nha khoa sử dụng răng sứ chất lượng cao, đảm bảo mang lại hàm răng trắng sáng, đều màu cho khách hàng.
6. Lưu ý gì để phòng ngừa răng nhiễm màu?
Để phòng ngừa tình trạng răng biến đổi màu, làm ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ, bạn cần lưu ý một số điều sau:
-
- Sử dụng bàn chải lông mềm đánh răng 2 lần/ngày kết hợp với kem đánh răng có công dụng làm trắng.
- Sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước để làm sạch mảng bám.
- Tránh lạm dụng và sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh có chứa thành phần tetracyclin, doxycycline.
- Tránh các thực phẩm, đồ uống có màu đậm như trà, cà phê, rượu bia…
- Chú ý đến chế độ ăn hạn chế các thực phẩm chứa quá nhiều flour.
- Không hút thuốc lá.
- Khám răng và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần giúp duy trì răng luôn trắng sáng và phòng ngừa các bệnh lý răng miệng.
7. Câu hỏi thường gặp về răng nhiễm màu
Dưới đây là các câu hỏi thường gặp về tình trạng răng nhiễm màu:
7.1 Răng nhiễm màu do kháng sinh có tẩy trắng được không?
Răng nhiễm màu kháng sinh vẫn có thể tẩy trắng được tùy vào mức độ nhiễm màu và phương pháp tẩy trắng.
7.2 Răng nhiễm màu nặng nên tẩy trắng hay bọc sứ?
Nếu răng nhiễm màu nặng và đi kèm các tình trạng răng mẻ vỡ, lệch lạc nhẹ… thì bọc sứ sẽ là giải pháp tối ưu. Phương pháp này giúp che đi hoàn toàn răng đã bị đổi màu, mang lại hàm răng trắng sáng, đều đẹp.
Qua bài viết trên đây hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng răng nhiễm màu, nguyên nhân và các phương pháp điều trị. Để khắc phục được tình trạng khiến hàm răng xấu này, bạn nên đến các nha khoa uy tín để thực hiện. Tại đây, các bác sĩ chuyên môn cao sẽ tư vấn và đề xuất giải pháp điều trị phù hợp với từng trường hợp.