Ê buốt răng là cảm giác khó chịu khi răng tiếp xúc với các kích thích như nóng, lạnh, chua,… và thường diễn ra trong thời gian ngắn. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này do đâu và có có cách nào điều để điều trị và ngăn ngừa? Hãy cùng I-Dent DiamondTech tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.
1. Ê buốt răng là gì?
Ê buốt răng là tình trạng răng bị ê, nhức và khó chịu khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích như nóng, lạnh, chua, ngọt,… Bất kì ai cũng có thể bị ê buốt nhưng phổ biến nhất là ở độ tuổi 25-30. Triệu chứng để nhận biết tình trạng này là khi ăn các thực phẩm quá nóng hay quá lạnh, chua răng sẽ bị đau nhói đột ngột.
Răng ê buốt không chỉ khiến người mắc phải cảm thấy đau nhức, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến việc ăn uống, vệ sinh răng miệng.
2. Nguyên nhân gây ê buốt răng
Có rất nhiều nguyên nhân gây ê buốt răng, chẳng hạn như:
- Khi vệ sinh răng miệng dùng bàn chải đánh răng có lông quá cứng. Đánh răng với lực quá mạnh khiến răng bị mòn men, dẫn đến răng bị buốt.
- Bệnh lý sâu răng, mô nướu mỏng do di truyền và viêm nha chu gây tụt lợi và làm lộ chân răng.
- Răng bị sứt, mẻ khiến cho vi khuẩn dễ xâm nhập vào bên trong, gây viêm nhiễm, khiến răng dễ bị ê buốt đối với các tác động bên ngoài.
- Thói quen nghiến răng kéo dài gây mòn răng ở lớp men bên ngoài và làm lộ phần ngà răng bên trong, gây ra tình tranangj buốt răng.
- Men răng bị mòn theo thời gian do tuổi tác hay ăn uống các thực phẩm chứa nhiều axit trong thời gian dài.
- Sử dụng các sản phẩm có công dụng làm trắng chứa axit và peroxide khiến men răng suy yếu.
- Việc tích tụ mảng bám cũng khiến cho răng dễ bị ê buốt hơn.
Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, việc thực hiện các thủ thật nha khoa như tẩy trắng răng, trám răng, cạo vôi răng hay bọc răng sứ cũng có thể gây ê buốt răng. Tuy nhiên tình trạng buốt răng do nguyên nhân này thường diễn ra ngắn và biến mất sau 4-6 tuần.
3. Ê buốt răng kéo dài có nguy hiểm không?
Ê buốt răng kéo dài dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng. Răng bị ê buốt còn là biểu hiện của việc răng bị sâu, mòn men răng hay tụt nướu. Ngoài ra, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo răng bị nứt hoặc nhiễm trùng. Khi gặp tình trạng này, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ nha khoa để được điều trị kịp thời.
4. Cách trị ê buốt răng hiệu quả
Dưới đây là các cách trị ê buốt răng hiệu quả:
4.1 Chăm sóc giảm ê buốt răng tại nhà
Bạn cần lưu ý một số cách chăm sóc răng tại nhà sau để làm giảm tình trạng buốt răng:
- Khi chải răng, bạn hãy đặt bàn chải đánh răng nghiêng một góc 45 độ so với đường viền nướu, chải nhẹ nhàng theo chuyển động dọc hoặc xoay tròn.
- Súc miệng hằng ngày băng nước súc miệng chuyên dụng hoặc bằng nước muối để làm giảm ê buốt.
- Sử dụng các loại kem đánh răng chứa các thành phần tự nhiên thay vì các loại kem đánh răng chứa các chất gây hại cho răng như Sodium Lauryl Sulfate, Triclosan,…
- Khi ăn thực phẩm chứa axit, bạn nên đợi khoảng 15 phút cho men răng ổn định trở lại trước khi đánh răng.
- Sử dụng các loại thảo dược tự nhiên có tính kháng khuẩn như trà xanh, lô hội, hành tây… cũng giúp làm giảm viêm nướu chân răng.
4.2 Điều trị răng ê buốt tại nha khoa
Khi gặp phải tình trạng buốt răng, việc đến nha khoa là điều cần thiết. Tại đây, nha sĩ sẽ xác định nguyên nhân chính xác và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể, các phương pháp điều trị có thể bao gồm:
- Sử dụng các sản phẩm nha khoa chuyên dụng có chứa fluor để tăng cường men răng.
- Trám răng để lấp đầy lỗ hổng.
- Điều trị tủy khi tủy răng bị viêm nhiễm.
- Phủ lớp vecni fluor.
5. Phòng ngừa răng ê buốt thế nào?
Để phòng ngừa tình trạng răng bị mòn và ê răng do các tác động hàng ngày, bạn cần:
- Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng bằng cách chải răng mỗi ngày 2 lần bằng bàn chải lông mềm và sử dụng kem đánh răng có chứa fluor.
- Sử dụng tăm nước hoặc chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám ở kẽ răng sau khi ăn.
- Làm sạch răng bằng nước súc miệng có chứa flour hằng ngày để giảm độ nhạy cảm của răng.
- Đeo máng chống nghiến răng để giảm thiểu tình trạng răng đau buốt do nghiến răng khi ngủ.
- Chế độ ăn uống khoa học, hạn chế các thực phẩm có chứa nhiều axit làm mòn men răng.
- Định kỳ thăm khám nha khoa với bác sĩ để làm sạch răng, kiểm tra vấn đề răng miệng và điều trị bằng flour nếu có.
Hy vọng nội dung trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng ê buốt răng, nguyên nhân gây ra và cách điều trị tình trạng này. Khi răng bị ê buốt, tốt nhất là bạn nên đến nha khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.