close
hotline
Hotline tư vấn miễn phí:  094 1818 618
Mở cửa: 8h00 – 20h00
time 2025-01-11
Đánh giá post

Tụt lợi chân răng: Nguyên nhân, cách chữa trị và phòng ngừa

Cố vấn chuyên môn:  

  • Trưởng khoa I-Dent DiamondTech.
  • 13 năm kinh nghiệm – 4.000 ca thẩm mỹ răng sứ thành công.

Tụt lợi là tình trạng mô nướu bao quanh chân răng bị co rút hoặc di chuyển xuống dưới, làm lộ ra phần chân răng. Tình trạng này gây mất thẩm mỹ hàm răng, ảnh hưởng khả nhai và có nguy cơ mất răng nếu không điều trị kịp thời. Hãy cùng I-Dent DiamondTech tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, cách điều trị và ngăn ngừa tình trạng này trong bài viết sau.

tụt lợi
Tụt lợi chân răng: Nguyên nhân, cách chữa trị và phòng ngừa

1. Tụt lợi là gì?

Tụt lợi là tình trạng nướu bị co rút, rút xuống chân răng, khiến phần chân răng bị lộ ra ngoài. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và ảnh hưởng đến một hoặc nhiều răng ở cả hàm trên hay hàm dưới.

Bệnh lý tụt lợi được chia ra làm 2 loại chính:

  • Tụt lợi nhìn thấy được: Phần nướu bị tụt xuống và lộ rõ phần chân răng và dễ dàng nhìn thấy bằng mắt.
  • Tụt lợi không nhìn thấy được: Phần nướu bị tụt nhưng vẫn còn một lớp mô che phủ, khó có thể nhìn thấy. Để phát hiện loại tụt nướu này, bác sĩ thường sử dụng các dụng cụ chuyên dụng như máy dò để kiểm tra độ bám dính của mô nướu quanh răng.

Một số triệu chứng, biểu hiện của tình trạng tụt nướu là chảy máu chân răng, hôi miệng, sưng nướu, đau nhức và răng ê buốt. Trong một số trường hợp răng có thể lung lay.

tụt nướu
Tụt lợi là tình trạng nướu co rút làm lộ chân răng.

2. Nguyên nhân làm tụt lợi

Nguyên nhân gây ra tình trạng tụt nướu có thể đến từ nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Chăm sóc răng miệng kém: Mảng bám tích tụ gây viêm nướu, dẫn đến tụt lợi và bệnh nha chu.
  • Chải răng quá mạnh, dùng chỉ nha khoa sai cách: Lực chải mạnh và dùng chỉ nha khoa quá to làm mòn men răng, ngà răng, làm chảy máu chân răng và tổn thương nướu.
  • Bệnh lý răng miệng: Cao răng tích tụ gây viêm nhiễm ở nướu gây viêm nha chu làm phá hủy mô liên kết và xương ổ răng, dẫn đến tình trạng tụt nướu.
  • Chấn thương mô nướu: Các tổn thương trực tiếp lên nướu do tai nạn, nha khoa hoặc vệ sinh răng miệng không đúng cách đều có thể gây tụt nướu.
  • Vị trí răng mọc không đúng vị trí: Răng mọc lệch khiến khớp cắn không đều gây áp lực lên nướu, dễ dẫn đến tụt lợi. Ngoài ra, những người có nướu bị hẹp bẩm sinh cũng có khả năng cao bị tụt nướu.
  • Di truyền: Tiền sử gia đình có người bị tụt nướu làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Nghiến răng: Thói quen nghiến răng tạo áp lực lớn lên nướu, làm tăng nguy cơ tụt nướu.
  • Thay đổi hormone: Biến đổi nội tiết tố ở phụ nữ khiến nướu yếu hơn, dễ bị viêm và tụt.
  • Chấn thương mô nướu: Các tổn thương trực tiếp lên nướu do tai nạn, nha khoa hoặc vệ sinh răng miệng không đúng cách đều có thể gây tụt lợi.
  • Hút thuốc lá: Nicotin trong thuốc lá làm suy yếu hệ miễn dịch, giảm khả năng chống lại vi khuẩn gây bệnh nha chu.
tụt lợi là gì
Các nguyên nhân gây ra tụt lợi.

3. Tụt lợi có nguy hiểm không?

Tụt lợi không quá nguy hiểm nhưng nhưng có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng nếu không được chữa trị kịp thời. Cụ thể là:

  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng: Thức ăn dễ mắc vào kẽ răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, gây viêm lợi.
  • Mất đi vẻ đẹp tự nhiên của hàm răng: Răng bị dài ra, thưa dần, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.
  • Răng trở nên yếu và dễ bị tổn thương: Chân răng bị lộ ra, dễ lung lay và tăng nguy cơ mất răng.
  • Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: Đau nhức, ê buốt khi ăn nhai khiến việc thưởng thức đồ ăn trở nên khó khăn.

Khi nhận thấy dấu hiệu tụt nướu, bạn hãy đến nha khoa để gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.

4. Cách trị tụt lợi hiệu quả

Tuỳ vào giai đoạn bệnh tụt lợi nhẹ hay nặng mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp.

4.1 Khắc phục tụt lợi giai đoạn nhẹ

Khi tình trạng tụt nướu còn ở giai đoạn nhẹ, việc điều trị sẽ đơn giản hơn. Bác sĩ có thể chỉ định làm sạch mảng bám, cao răng và sử dụng các dung dịch súc miệng có chứa fluor hoặc kê đơn thuốc kháng sinh. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ dẫn cách vệ sinh răng miệng tại nhà.

nguyên nhân gây tụt lợi
Điều trị tụt lợi ở giai đoạn nhẹ sẽ đơn giản hơn.

4.2 Điều trị tụt lợi giai đoạn nặng

Đối với trường hợp tụt nướu nặng, khi chân răng đã hở nhiều và nướu bị sưng viêm, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng phương pháp phẫu thuật chuyên sâu. Các phương pháp này bao gồm:

  • Phẫu thuật: Bác sĩ sẽ loại bỏ các mô nướu bị viêm hoặc điều chỉnh kích thước nếu nướu bị phì đại.
  • Ghép mô: Sử dụng mô tự thân để tái tạo mô nướu bị mất.
  • Ghép xương
làm sao để biết bị tụt lợi
Điều trị tụt lợi giai đoạn nặng bằng phương pháp phẫu thuật chuyên sâu.

5. Cách ngăn ngừa tụt lợi hiệu quả

Để ngăn ngừa tình trạng tụt nướu, bạn cần lưu ý về các cách chăm sóc răng miệng sau:

  • Đánh răng 2 lần/ngày và sử dụng nước súc miệng sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
  • Sử dụng bàn chải lông mềm và chải răng nhẹ nhàng để tránh làm tổn phần mô nướu, lợi.
  • Dùng chỉ nha khoa, tăm nước để làm sạch thức ăn thừa, mảng bám ở kẽ răng toàn diện.
  • Khám răng và lấy cao răng 6 tháng/lần giúp phát hiện sớm các vấn đề và điều trị kịp thời.
tụt nướu răng do đâu
Cách ngăn ngừa tụt lợi hiệu quả.

Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về hơn tình trạng tụt lợi, nguyên nhân gây ra, cách điều trị và ngăn ngừa. Khi có dấu hiệu tụt nướu, bạn hãy đến nha khoa để được các bác sĩ tư vấn và điều trị phù hợp. Điều này sẽ giúp phòng tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Liên hệ ngay với Nha khoa I-Dent DiamondTech để được tư vấn chi tiết

Nha khoa răng sứ I-Dent DiamondTech

  • Địa chỉ: 19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Q.Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh
  • Liên hệ: 0941818618
  • Email: nhakhoaidentdiamondtech@gmail.com
  • Website: https://rangsucaocap.vn/

ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI

    * Thông tin của bạn sẽ được bảo mật!

    Giờ làm việc:

    8h00 đến 20h00