close
hotline
Hotline tư vấn miễn phí:  094 1818 618
Mở cửa: 8h00 – 20h00
time 2025-01-11
Đánh giá post

Răng ố vàng do đâu? Cách khắc phục tại nhà và điều trị nha khoa

Cố vấn chuyên môn:  

  • Trưởng khoa I-Dent DiamondTech.
  • 13 năm kinh nghiệm – 4.000 ca thẩm mỹ răng sứ thành công.

Răng ố vàng là tình trạng răng mất đi màu tự nhiên và chuyển sang màu vàng, gây mất thẩm mỹ cho nụ cười và tổng thể gương mặt. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này do đâu và có cách nào để khắc phục? Hãy cùng I-Dent DiamondTech tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết sau.

răng ố vàng
Răng ố vàng do đâu? Cách khắc phục tại nhà và điều trị nha khoa.

1. Răng ố vàng là gì?

Răng ố vàng là tình trạng răng bị nhiễm màu, ngả màu sang màu vàng. Mức độ ố vàng có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa mỗi người và các yếu tố tác động. Bởi vì một số người khi sinh ra đã có màu răng tự nhiên là màu vàng nhạt thay vì là màu trắng.
Răng bị ố vàng không chỉ gây mất thẩm mỹ răng miệng, sự tự tin còn người mắc phải mà còn là dấu hiệu cảnh bảo về tình trạng sức khỏe.

răng ngả vàng
Răng bị ngả sang màu vàng làm mất hàm răng lẫn gương mặt trở nên thiếu thẩm mỹ.
Xem thêm: Răng hô là gì? Phân loại, nguyên nhân và cách điều trị

2. Nguyên nhân làm răng ố vàng

Có rất nhiều nguyên nhân làm răng ngả vàng, chẳng hạn như:

2.1. Răng bị vàng do vệ sinh răng miệng kém

Việc vệ sinh răng miệng kém, không làm sạch kỹ và không được thực hiện thường xuyên làm cho các mảng bám tích tụ trên bề mặt. Theo thời gian, các mảng bám này rất khó để có thể làm sạch bằng bàn chải, làm hình thành nên cao răng và răng dần chuyển thành màu vàng.

răng xỉn vàng
Chải răng không kỹ và không thực hiện hằng ngày khiến mảng bám tịch tụ, gây vàng răng.
Xem thêm: Răng bị mẻ là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

2.2. Răng ố vàng do thực phẩm sẫm màu

Việc sử dụng các loại thực phẩm có màu đậm như trà, cà phê, rượu vang, nước ngọt,…trong thời gian dài có thể làm cho răng ố vàng. Điều này là do các thực phẩm chứa nhiều sắc tố màu sẽ bám vào bề mặt răng, đặc biệt là vào các vết xước nhỏ trên men răng.

răng ngả màu vàng
Thực phẩm có màu đậm khiến răng bị vàng theo thời gian.
Xem thêm: Răng khấp khểnh là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

2.3. Răng bị ố vàng do hút thuốc lá

Thuốc lá, có chứa thành phần nicotine và hắc ín độc hại, là thủ phạm chính gây ố vàng răng nhanh chóng. Các chất này có màu đen bám chặt vào bề mặt răng, gây ra các vết ố vàng và nâu rất khó làm trắng. Bên cạnh đó, việc hút thuốc lá còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu, viêm tủy răng, răng chết tủy

răng bị ố vàng
Thành phần độc hại có trong thuốc là khiến răng bị ố vàng.
Xem thêm: Răng không đều là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

2.4. Răng nhiễm vàng do thuốc kháng sinh

Việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh như Tetracycline, Histamine, Albuterol, Doxycycline,.. hay nước súc miệng có chứa Minocycline trong thời gian dài có thể làm vàng răng, răng nhiễm tetracycline. Tùy thuộc vào mức độ nhiễm kháng sinh mà răng sẽ có màu vàng nhạt, đậm hay vàng nâu thậm chí là xám, tím và đen.
Đối tượng răng bị vàng do nhiễm kháng sinh thường là trẻ em dưới 8 tuổi đang trong giai đoạn phát triển xương. Ngoài ra, phụ nữ mang thai dùng loại thuốc này cũng làm cho thai nhi có răng nhiễm màu vàng bẩm sinh.

răng ố vàng là gì
Sử dụng thuốc kháng sinh có thể làm răng chuyển sang màu vàng.
Xem thêm: Răng thưa là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

2.5. Răng ố vàng do dư fluor

Fluor là thành phần giúp tái khoáng hóa men răng, làm cho men răng trở nên cứng cáp hơn. Tuy nhiên việc tiêu thụ các sản phẩm chăm sóc răng, thực phẩm, nước sinh hoạt chứa nhiều flour sẽ dẫn đến tình trạng dư fluor. Điều này sẽ làm cho răng nhiễm fluor và xuất hiện các đốm vàng, đốm nâu trên răng, đặc biệt là ở trẻ em.

nguyên nhân răng ố vàng
Tình trạng dư thừa fluor có thể gây ra tình trạng răng xuất hiện đốm vàng.
Xem thêm: Răng bị nứt là gì? Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

2.6. Răng vàng tự nhiên do di truyền

Vàng răng do yếu tố di truyền là tình trạng rất phổ biến mà nhiều người mắc phải. Thông thường, răng sẽ có màu vàng nhạt hoặc trắng ngà, không hoàn toàn trắng sáng. Đây là đặc điểm tự nhiên và không ảnh hưởng đến tình trạng răng miệng. Tuy nhiên, bạn có thể cải thiện màu răng bằng các thủ thuật nha khoa nếu muốn.

hàm răng ố vàng
Nếu ba mẹ, ông bà bị vàng răng thì con cháu cũng sẽ có thể mắc phải tình trạng này.
Xem thêm: Răng cửa là gì? Cấu tạo, chức năng và các vấn đề thường gặp

2.7. Răng thay đổi vàng do tuổi tác

Quá trình lão hóa kết hợp với việc tiêu thụ thường xuyên các loại thức ăn, đồ uống chứa axit làm cho lớp men răng bên ngoài mỏng dần. Điều này sẽ làm cho lớp ngà răng bên trong có màu vàng sẽ lộ ra, khiến răng có màu vàng hơn.

tại sao răng ố vàng
Men răng mỏng dần do tuổi tác và acid, khiến răng ố vàng.
Xem thêm: Răng hàm là gì? Vị trí, cấu tạo và chức năng?

2.8. Răng ngả vàng do các bệnh lý

Việc răng bị ngả vàng có thể là do một số bệnh răng miệng gây nên như sâu răng, nhiễm trùng chân răng, tụt lợi, viêm nha chu,…Đồng thời các bệnh lý như bệnh gan, tiểu đường, thiếu màu,…cũng góp phần gây nên tình trạng này.

răng ố vàng là bệnh gì
Răng bị ngả vàng do một số bệnh răng miệng gây nên.
Xem thêm: Răng cấm là răng số mấy? Có thay không?

2.9. Nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân làm ố vàng răng kể trên thì còn một số tác nhân khác như:

  • Men răng bị ảnh hưởng do tai nạn, chấn thương.
  • Phụ nữ sau khi sinh thay đổi nội tiết tố cũng làm cho răng bị vàng. Ngoài ra, chế độ ăn uống làm thay đổi mức canxi đột ngột cũng khiến răng dễ bị ố vàng
  • Tác dụng phụ của thuốc hóa trị khi điều trị ung thư.
  • Răng bị ố vàng trong và sau khi niềng răng do khó khăn trong việc vệ sinh.

3. Cách làm trắng răng ố vàng tại nhà hiệu quả

Dưới đây là một số cách giúp cải thiện tình trạng răng bị ố vàng hiệu quả tại nhà:

3.1. Dùng dầu dừa tẩy trắng răng

Dầu dừa có khả năng cải thiện tình trạng răng xỉn vàng, bởi do trong dầu dừa có chứa các loại axit béo, giúp loại bỏ mảng bám. Bạn chỉ cần sử dụng dầu dừa ngậm trong khoang miệng khoảng 10-30 phút và sau đó làm sạch bằng bàn chải cùng với kem đánh răng.

cách làm trắng răng bị ố vàng
Dầu dừa có thể giúp cải thiện tình trạng răng bị vàng một cách an toàn.
Xem thêm: Răng khểnh là gì? Vị trí và dấu hiệu mọc răng khểnh

3.2. Dùng hỗn hợp oxy già và baking soda

Hai hợp chất này đều có tác dụng làm trắng, làm sạch mảng bám trên răng hiệu quả. Bạn chỉ cần trộn oxy già và baking soda theo tỉ lệ 2:1 sao cho thành hỗn hợp sệt. Sau đó dùng hỗn hợp này để đánh răng, màu răng của bạn sẽ từ từ cải thiện sau mỗi tuần.
Tuy nhiên, để tránh làm mòn men răng, bạn chỉ nên thực hiện cách làm trắng răng này 2 lần/tuần.

cách khắc phục tình trạng răng ố vàng
Hỗn hợp oxy già và baking có khả năng tẩy đi vết ố vàng trên răng hiệu quả.
Xem thêm: Ê buốt răng là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả?

3.3. Sử dụng giấm táo

Trong giấm giàu có chứa các axit axetic giúp loại bỏ các mảng bám, vết ố vàng trên răng, mang lại hàm răng sáng bóng. Bạn chỉ cần pha 2 thìa giấm táo cùng với 175ml nước lọc, sau đó dùng hỗn hợp này để súc miệng trước khi đánh răng.

nguyên nhân làm ố vàng răng
Acid có trong giấm táo giúp làm sạch bề mặt răng, giúp răng trắng sáng hơn.
Xem thêm: Răng bị đen: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

3.4. Dùng vỏ chanh, vỏ cam làm trắng răng

Acid tự nhiên trong cam, chanh có khả năng làm sạch mảng bám gây ố vàng, giúp răng đẹp, trắng sáng hơn. Bạn có thể dùng trực tiếp vỏ cam, chanh chà lên bề mặt răng trước khi đánh răng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng nước cốt cam, chanh để súc miệng. Sau khi sử dụng, bạn cần làm sạch lại bằng kem đánh răng.
Tuy nhiên, lạm dụng cách làm này có thể làm mòn men răng. Vì vậy, bạn chỉ nên áp dụng phương pháp này 1-2 lần/tuần.

răng tự nhiên bị ố vàng
Trong vỏ cam, chanh chứa nhiều acid citric có thể tẩy đi các mảng bám, ố vàng trên răng.
Xem thêm: Nướu răng bị đen là răng số mấy? Có thay không?

4. Các phương pháp nha khoa điều trị răng bị ố vàng

Nếu răng bị ố vàng do các vấn đề bên trong răng như nhiễm màu kháng sinh, dư fluor, men răng, hoặc do di truyền, độ tuổi,.. thì cách làm trắng tại nhà không thực sự hiệu quả thậm chí còn gây hỏng men răng hay khiến màu răng loang lổ, không đồng đều. Để có kết quả tốt nhất, bạn nên đến nha khoa để được tư vấn và đề xuất giải pháp khắc phục phù hợp.
Dưới đây là 4 phương pháp nha khoa thẩm mỹ giúp cải thiện tình trạng ố vàng răng tại nha khoa:

4.1. Lấy cao răng

Việc tích tụ mảng bám và cao răng lâu ngày mà không được làm sạch sẽ khiến cho răng bị ngả vàng. Do đó, việc lấy cao răng thường được bác sĩ nha khoa khuyến nghị nên thực hiện mỗi 6-12 tháng để duy trì hàm răng trắng sáng, sạch sẽ.
Ngoài ra, việc làm này còn giúp ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, cải thiện tình trạng hôi miệng,…

hàm răng bị ngả màu vàng
Lấy cao răng giúp loại bỏ các mảng bám ố vàng cứng đầu trên răng.
Xem thêm: Hôi miệng là gì? Nguyên nhân, cách chữa và cách khắc phục

4.2. Tẩy trắng răng

Tẩy trắng răng tại nha khoa là cách tẩy trắng răng hiệu quả sử dụng các chất oxy hóa (thường là carbamide peroxide hay hydrogen peroxide) bôi lên răng trong khoảng 45-60 phút. Các chất oxy hóa này sẽ làm đứt chuỗi phân tử màu gây ố vàng răng, giúp răng trở nên trắng sáng mà không làm tổn hại men răng.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể sử dụng thêm một số loại đèn có cường độ ánh sáng mạnh để làm tăng hiệu quả làm trắng của thuốc.

xỉn màu răng
Cải thiện tình trạng răng ố vàng bằng phương pháp tẩy trắng răng.
Xem thêm: Đau răng: Nguyên nhân và cách trị hiệu quả, nhanh chóng

4.3. Dán sứ veneer

là phương pháp sử dụng miếng dán sứ dán lên bề mặt răng để che đi các vết ố vàng và các khuyết điểm khác như răng thưa, mẻ nhẹ. Ở phương pháp này, bác sĩ có thể mài rất ít men răng để tạo độ bám dính hoặc không cần mài. Miếng dán veneer được chế tác riêng cho từng cá nhân, có màu sắc và hình dáng y như răng thật.

điều trị răng ố vàng
Miếng dán sứ giúp che đi các răng bị vàng, mang lại hàm răng trắng sáng.

4.4. Bọc răng sứ

Đối với trường hợp răng không được tẩy trắng hay răng bị ố vàng nặng thì phương pháp sẽ là giải pháp tối ưu. Bác sĩ sẽ mài một phần răng thật để tạo cùi và phủ lên trên. Răng sứ được chế tác có màu sắc trắng sáng và hình dạng y như răng thật, giúp che toàn bộ phần răng xỉn vàng hiệu quả.
Bên cạnh đó, răng sứ có độ bền rất cao, đảm bảo được chức ăn nhai tốt hơn nhiều so với miếng dán sứ veneer.

điều trị răng ố vàng
Bọc răng sứ là giải pháp tối ưu để điều trị tình trạng răng bị ố vàng nặng.

5. Cách chăm sóc răng ngăn ngừa răng ố vàng

Để ngăn ngừa răng không bị ố vàng, bạn cần lưu ý một số cách chăm sóc răng sau đây:

  • Duy trì thói quen chăm sóc răng bằng cách chải răng 2 lần/ngày và chải răng đúng cách.
  • Sử dụng thêm chỉ nha khoa hoặc tăm nước sau khi ăn để làm sạch kẽ răng, mảng bám gây ố vàng mà bàn chải không thể với tới.
  • Hạn chế thực phẩm có chứa màu và chứa nhiều axit vì có thể gây bám màu răng và làm men răng bị mòn. Đồng thời, bạn nên làm sạch khoang miệng sau khi ăn thực phẩm có màu đậm.
  • Không hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích gây hại cho răng.
  • Khám răng và lấy cao răng định kỳ tại nha khoa 6 tháng/lần để duy trì màu răng luôn sáng bóng. Điều này còn giúp bác sĩ sớm các vấn đề răng miệng và chữa trị kịp thời.
khắc phục hàm răng ố vàng
Các cách chăm sóc răng miệng để ngăn ngừa tình trạng răng chuyển màu vàng.

6. Câu hỏi thường gặp về răng ố vàng

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về tình trạng răng ố vàng mà nhiều người hay thắc mắc:

6.1. Tại sao đánh răng thường xuyên mà răng vẫn vàng

Việc đánh răng thường xuyên nhưng đánh trong khoảng thời gian quá nhanh có thể làm cho mảng bám, thức ăn trên răng chưa được làm sạch kỹ. Theo thời gian, các mảng bám này tích tụ, hình thành nên cao răng và làm vàng răng.

6.2. Răng sau khi tẩy trắng có vàng lại không?

Sau khi tẩy trắng răng vẫn có thể bị vàng lại. Nguyên nhân là do thuốc tẩy trắng chỉ làm trắng lớp men răng bên ngoài, không thể tác động đến phần ngà răng bên trong.

6.3. Răng sứ có bị ố vàng không?

Răng sứ hiếm khi bị ố vàng, xỉn màu hay xuống màu theo thời gian. Điều này là do răng sứ được chế tác từ phôi sứ nguyên chất và được phủ lớp men chống ố và kháng khuẩn công nghệ cao bên ngoài.
Qua bài viết này hy vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra tình trạng răng ố vàng, cách khắc phục và cũng như cách phòng ngừa hàm răng xấu do bị xỉn màu. Khi gặp tình trạng này, bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và đề xuất giải pháp điều trị phù hợp.

Liên hệ ngay với Nha khoa I-Dent DiamondTech để được tư vấn chi tiết

Nha khoa răng sứ I-Dent DiamondTech

  • Địa chỉ: 19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Q.Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh
  • Liên hệ: 0941818618
  • Email: nhakhoaidentdiamondtech@gmail.com
  • Website: https://rangsucaocap.vn/

ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI

    * Thông tin của bạn sẽ được bảo mật!

    Giờ làm việc:

    8h00 đến 20h00