close
hotline
Hotline tư vấn miễn phí:  094 1818 618
Mở cửa: 8h00 – 20h00
time 2025-01-11
Đánh giá post

Đau răng: Nguyên nhân, ảnh hưởng, cách chữa và phòng tránh

Cố vấn chuyên môn:  

  • Trưởng khoa I-Dent DiamondTech.
  • 13 năm kinh nghiệm – 4.000 ca thẩm mỹ răng sứ thành công.

Đau răng là một tình trạng phổ biến, gây ra cảm giác khó chịu, đau nhức ở bên trong hoặc xung quanh răng. Tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân như sâu răng, mọc răng khôn… nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng khác. Trong bài viết sau, hãy cùng I-Dent DiamondTech tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân, ảnh hưởng, cách điều trị và phòng ngừa tình trạng này.

đau răng
Đau răng: Nguyên nhân, ảnh hưởng, cách chữa và phòng tránh.

1. Đau răng là gì?

Đau răng là cảm giác đau nhức răng xuất phát từ bề mặt răng hay ở bên trong răng. Đây là tình trạng phổ biến thường xuất hiện khi răng miệng không được chăm sóc đúng cách hoặc có sức khỏe răng miệng yếu. Nếu không được điều trị kịp thời, đau răng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho răng miệng.

Khi có dấu hiệu đau răng, bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

đau nhức răng
Cảm giác đau nhức răng có thể xuất phát từ bề mặt răng hay từ sâu bên trong răng.

2. Nguyên nhân gây đau răng

Một số nguyên nhân phổ biến gây đau răng:

2.1 Sâu răng

Sâu răng là nguyên nhân gây đau răng chính và phổ biến nhất. Vi khuẩn trong miệng kết hợp với đường và tinh bột tạo thành axit, ăn mòn men răng và hình thành lỗ sâu. Nếu không điều trị, sâu răng sẽ lan rộng, gây viêm nhiễm và có thể dẫn đến mất răng. Bất kỳ ai từ trẻ nhỏ đến người lớn đều có thể bị sâu răng.

nhức răng
Sâu răng là nguyên nhân phổ biến nhất làm răng bị đau.

2.2 Răng ê buốt

Nhức răng ê buốt khi ăn đồ ăn quá nóng, lạnh, chua hoặc bị ảnh hưởng bởi các tác động như chải răng quá mạnh, nhai đồ cứng. Tình trạng này thường xảy ra với răng nhạy cảm, người bị mòn men răng.

nguyên nhân đau răng
Răng nhạy cảm thường có xu hướng bị đau buốt khi ăn đồ nóng, lạnh

2.3 Răng nứt vỡ

Răng bị sứt mẻ, đã từng trám hoặc hư hại sẽ dễ bị tổn thương hơn và nhức răng hơn. Ngoài ra, việc thực hiện bọc sứ bằng kém chất lượng, dễ bị nứt vỡ cũng gây ra tình trạng này. Điều này là do vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào những vị trí nứt, gây ra viêm nhiễm và đau nhức.

cách trị nhức răng
Răng bị nứt khiến vi khuẩn xâm nhập gây viêm và dẫn đến đau nhức.

2.4 Nhiễm khuẩn

Vi khuẩn trong miệng có thể xâm nhập vào các kẽ răng, lỗ sâu răng hoặc các vị trí răng bị tổn thương, gây ra tình trạng viêm nhiễm. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm nhiễm có thể lan rộng, hình thành áp xe răng và gây đau nhức.

đau răng là gì
Việc răng bị hư tổn sẵn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và làm đau răng.

2.5 Răng mọc lệch

Việc răng mọc chỉ một phần hoặc mắc kẹt trong nướu, đặc biệt là răng khôn, thường gây đau nhức khó chịu. Khi răng mọc lệch, nó có thể đâm vào nướu, tạo ra các vết thương hở, khiến vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm, sưng đau.

triệu chứng đau răng
Răng mọc lệch, sai vị trí đâm vào nướu dẫn đến tình trạng sưng đau.

2.6 Bệnh nha chu

Viêm nha chu là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng ở nướu răng, gây ra bởi sự tích tụ của vi khuẩn. Vi khuẩn sẽ tấn công các mô mềm xung quanh răng, làm tổn thương các dây thần kinh và gây ra cảm giác đau nhức. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến tiêu xương, răng lung lay và cuối cùng là mất răng.

điều trị đau răng
Mảng bám cao răng quá nhiều ở cổ răng gây bệnh viêm nha chu, dẫn đến đau nhức.

2.7 Nghiến răng hoặc nhai quá mạnh

Nghiến răng hoặc nhai quá mạnh có thể gây gây đau nhức răng do lực tác động mạnh làm bào mòn men răng, khiến răng nhạy cảm hơn.

đau răng nên làm gì
Việc răng bị mòn men sẽ khiến răng nhạy cảm hơn.

2.8 Nguyên nhân khác

Các vấn đề sức khỏe như nhiễm trùng xoang, đau nửa đầu, nhiễm virus, thiếu vitamin, bệnh tiểu đường, lạm dụng chất kích thích đều có thể gây đau răng. Ngoài ra, việc thực hiện các thủ thuật nha khoa thực như bọc sứ sai kỹ thuật, trám răng,…cũng có thể gây ra tình trạng này.

3. Đau răng kéo dài nguy hiểm không?

Đau răng kéo dài không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như áp xe răng, nhiễm trùng, viêm nha chu. Sâu răng càng để lâu càng khó điều trị và gây đau đớn dữ dội, thậm chí có thể mất răng.

Khi có bất kỳ dấu hiệu đau nhức răng nào, bạn nên đi khám nha khoa ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

4. Bị đau nhức răng nên làm gì?

4.1 Chườm lạnh

Chườm lạnh giúp giảm đau răng bằng cách làm co mạch máu và tê liệt tạm thời các dây thần kinh xung quanh răng. Phương pháp chườm lạnh phù hợp với tình trạng răng bị đau do chấn thương hay sưng nướu. Bạn có thể bọc một viên đá vào khăn mỏng rồi áp nhẹ vào má bên ngoài vùng răng bị đau trong vài phút mỗi lần.

bị đau nhức răng
Đá lạnh có tác dụng làm tê liệt dây thần kinh tạm thời, từ đó làm giảm cảm giác đau.

4.2 Súc miệng với nước muối

Súc miệng bằng nước muối ấm giúp loại bỏ mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn gây hại, từ đó giảm viêm và giảm đau. Bạn có thể dùng nước muối sinh lý súc miệng kỹ trong khoảng 30 giây rồi nhổ đi.

đau răng nên làm gì
Công dụng kháng khuẩn, giảm viêm của nước muối giúp làm dịu đi cơn đau.

4.3 Uống thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen (paracetamol) và ibuprofen có thể giúp làm dịu cơn đau nhức răng tạm thời.

chữa đau răng
Thuốc giảm đau có tác dụng làm giảm cơn đau tạm thời.

4.4 Sử dụng vật liệu và thảo dược

Bạn có thể tìm đến các loại thảo dược thiên nhiên như nha đam, bạc hà, cỏ xạ hương, đinh hương,…để giảm đau răng. Bên cạnh đó lá ổi, tỏi, cây húng tây, gừng, tinh dầu lá chanh, có lúa mì cũng có tác dụng tương tự.

hàm răng đau
Các loại thảo dược có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn nên giúp làm giảm đau.

4.5 Phương pháp điều trị nhức răng hiệu quả tại nha khoa

Khi cơn đau răng kéo dài hơn 1-2 ngày, đi kèm theo sốt và thấy nướu bị đỏ, răng bị tổn thương, hôi miệng thì bạn nên đến nha khoa để được điều trị. Tại đây, các bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp điều trị sau:

4.6 Sử dụng Florua

Đau răng do sâu răng ở giai đoạn đầu có thể được điều trị bằng fluoride. Hoạt chất này sẽ giúp tái tạo lại lớp men răng bị tổn thương, ngăn chặn sâu răng lan rộng. Việc sử dụng nước máy, kem đánh răng hoặc nước súc miệng có chứa fluoride hàng ngày là một cách đơn giản để bảo vệ răng miệng và ngăn ngừa sâu răng.

4.7 Trám răng

Trám răng là giải pháp nhanh chóng và hiệu quả để khắc phục tình trạng đau răng do sâu răng. Với các vật liệu trám hiện đại như composite hoặc sứ, răng bị sâu sẽ được phục hồi. Không chỉ vậy, trám răng còn giúp bảo vệ răng khỏi các tác động của thức ăn và đồ uống gây đau buốt và ngăn ngừa sâu răng.

răng bị đau nhức
Trám răng là giải pháp điều trị hiệu quả tình trạng răng bị đau do sâu răng.

4.8 Bọc răng sứ

Khi răng bị đau nhức do răng bị sâu nặng bác sĩ sẽ chỉ định để . Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ điều trị răng rồi sau đó mới bọc sứ. Răng sứ sẽ bao bọc toàn bộ phần răng bị hư hỏng, tạo một lớp bảo vệ chắc chắn, giúp răng bền vững hơn và kéo dài tuổi thọ. Đồng thời, răng sứ còn có tính thẩm mỹ cao, giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp.

răng đau nhức
Răng sâu nặng không thể trám răng thì có thể thực hiện phương pháp bọc răng sứ.

4.9 Nhổ răng

Nhổ răng là giải pháp cuối cùng khi răng đau nhức dữ dội bị sâu nặng, viêm nhiễm lan rộng và không thể bảo tồn được. Sau khi nhổ răng, việc phục hình răng càng sớm càng tốt là rất quan trọng để tránh những biến chứng. Các phương pháp phục hình phổ biến có thể bao gồm hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ và cấy ghép implant.

răng đau
Nhổ răng là giải pháp điều trị cuối cùng khi cơn đau dữ dội, răng hư hỏng nặng.

5. Chăm sóc răng đang đau nhức thế nào?

Khi răng đau nhức bạn cần lưu ý một số cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng sau:

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày.
  • Súc miệng sau khi ăn hoặc uống thực phẩm chứa đường hoặc axit.
  • Chọn thực phẩm tốt cho răng, giúp răng chắc khỏe từ bên trong.
  • Tránh thức ăn dính vào kẽ răng

6. Cách phòng ngừa đau răng hiệu quả

Cách phòng ngừa đau răng hiệu quả nhất là bạn cần vệ sinh răng miệng đúng cách:

  • Dùng bàn chải lông mềm để đánh răng ít nhất 2 lần/ngày sau khi thức dậy và trước khi ngủ với kem đánh răng chứa fluor.
  • Dùng chỉ nha khoa, tăm nước ít nhất 1 lần/ngày để làm sạch mảng bám, vi khuẩn từ thức ăn còn sót lại ở kẽ răng, nướu.
  • Thăm khám bác sĩ định kỳ với bác sĩ 6 tháng/lần để cạo cao răng và giúp phát hiện sớm các vấn đề răng miệng.
cách trị đau nhức răng
Việc chăm sóc răng đúng cách giúp làm giảm tình trạng răng bị đau hiệu quả.

Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn nguyên nhân gây ra đau răng, cách điều trị cũng như cách phòng ngừa tình trạng này. Khi răng bị đau trong kéo dài hơn 2 ngày bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Liên hệ ngay với Nha khoa I-Dent DiamondTech để được tư vấn chi tiết

Nha khoa răng sứ I-Dent DiamondTech

  • Địa chỉ: 19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Q.Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh
  • Liên hệ: 0941818618
  • Email: nhakhoaidentdiamondtech@gmail.com
  • Website: https://rangsucaocap.vn/

ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI

    * Thông tin của bạn sẽ được bảo mật!

    Giờ làm việc:

    8h00 đến 20h00