close
hotline
Hotline tư vấn miễn phí:  094 1818 618
Mở cửa: 8h00 – 20h00

Những trường hợp không nên bọc răng sứ cần chú ý

Cố vấn chuyên môn:  

  • Trưởng khoa I-Dent DiamondTech.
  • 13 năm kinh nghiệm – 4.000 ca thẩm mỹ răng sứ thành công.

là phương pháp thẩm mỹ nha khoa giúp khắc phục các khuyết điểm như răng xỉn màu, sứt mẻ, hô, móm nhẹ. Mà ở đó, bác sĩ sẽ mài răng thật để tạo cùi và phủ mão sứ lên trên. Tuy nhiên, phương pháp này không áp dụng cho tất cả trường hợp và khó tránh khỏi biến chứng. Vậy có những trường hợp không nên bọc răng sứ nào? Hãy cùng I-Dent DiamondTech tìm hiểu trong bài viết sau.

những trường hợp không nên bọc răng sứ
Những trường hợp không nên bọc răng sứ và hậu quả khi bọc sứ sai cách.

1. Răng bị sai lệch khớp cắn nghiêm trọng

Trường hợp sai lệch khớp cắn nghiêm trọng do cấu trúc xương hàm thì bọc răng sứ không mang lại kết quả tối ưu. Nguyên nhân là do bác sĩ sẽ mài một lượng lớn răng để tạo cùi răng, làm ảnh hưởng đến cấu trúc răng thật.

Chính vì vậy, tình trạng này bắt buộc phải niềng răng hoặc phẫu thuật đưa xương hàm về đúng vị trí rồi sau đó mới bọc sứ.

răng lung lay có bọc sứ được không
Sai lệch khớp cắn nghiêm trọng không đem lại hiệu quả bọc sứ tối ưu.

2. Răng quá nhạy cảm

Trường hợp răng quá nhạy cảm việc mài răng bọc sứ sẽ khiến cho răng càng trở nên nhạy cảm hơn. Việc làm này sẽ khiến răng không thể ăn uống bình thường, gây ê buốt và đau nhức. Ngoài ra, việc mài răng sẽ làm cấu trúc răng thật bị tổn thương, răng trở nên yếu đi và dễ mắc các bệnh lý răng miệng.

trường hợp không nên bọc răng sứ
Răng quá nhạy cảm khiến quá trình bọc sứ càng thêm nhạy cảm.

3. Răng bị lung lay

Răng lung lay do chân răng yếu, việc mài răng để bọc sứ sẽ làm tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn và có thể dẫn đến rụng răng.

trường hợp không nên bọc sứ
Răng bị lung lay sau khi bọc sứ sẽ càng làm tình trạng này trở nên nghiêm trọng.

4. Răng mắc các bệnh lý nghiêm trọng như tiêu xương hàm, viêm nướu

Trong trường hợp răng sâu nghiêm trọng, viêm nướu, nhiễm trùng nặng thì việc bọc răng sứ không phải là giải pháp tối ưu. Bọc răng sứ khi chưa điều trị triệt để vấn đề này có thể gây ra biến chứng như viêm nhiễm lan rộng, mão sứ bị bong tróc. Đối với các trường hợp này cần điều trị dứt điểm bệnh lý răng miệng rồi mới bọc sứ.

Ngoài ra, còn có thể áp dụng các phương pháp khác như trám răng hoặc cấy ghép implant tùy thuộc vào tình trạng răng.

trường hợp không được bọc răng sứ
Bọc sứ khi chưa điều trị sâu răng sẽ càng làm sức khỏe răng miệng yếu đi.

5. Răng bị hô, vẩu, móm do xương hàm

Tình trạng , vẩu, móm thường bắt nguồn từ sự sai lệch về cấu trúc xương hàm. Bọc răng sứ đối với trường hợp này sẽ không được cải thiện nhiều, không thể đưa răng về vị trí chuẩn. Vì vậy, niềng răng hoặc phẫu thuật hàm sẽ là giải pháp tối ưu để khắc phục triệt để tình trạng này.

trường hợp không được bọc sứ
Răng hô, vẩu, móm nặng không cải thiện nhiều sau khi bọc sứ.

6. Răng bị gãy vỡ và chỉ còn chân răng

Trường hợp gãy vỡ răng chỉ còn chân răng không thể thực hiện bọc răng sứ bởi vì thiếu điểm tựa để tạo độ vững chắc cho mão sứ. Điều này làm cho răng sứ dễ bong tróc, chức năng ăn nhai không đảm bảo.

Đối với trường hợp không nên bọc răng sứ này, bạn nên cân nhắc các phương pháp phục hình khác như cấy ghép implant hoặc làm cầu răng sứ

khi nào không nên bọc răng sứ
Răng gãy vỡ nặng không thể thực hiện bọc sứ.
⭐Xem ngay: Cảm giác sau khi bọc răng sứ thế nào? Triệu chứng răng sứ có vấn đề

7. Mắc các bệnh lý về sức khỏe như động kinh, tim mạch, máu khó đông

Trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh lý nền như tiểu đường, tim mạch, máu khó đông,…cũng không nên bọc răng sứ. Lý do là vì trong quá trình bọc sứ cần phải gây tê và mài cùi răng, điều này có thể làm ảnh hưởng sức khỏe người bệnh.

⭐Xem ngay: Làm răng sứ khi về già được không?

8. Phụ nữ đang mang thai

Phụ nữ đang mang thai cũng không được bọc răng sứ trong giai đoạn này bởi vì lúc này cơ thể người mẹ rất nhạy cảm. Việc mài răng bọc sứ có thể khiến nướu nhạy cảm hơn, dễ bị viêm nhiễm. Đồng thời, thuốc tê sử dụng trong quá trình bọc sứ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ lẫn bé.

⭐Xem ngay: Bọc răng sứ có bền không ? Thời gian sử dụng được bao lâu?

9. Trẻ em dưới 17 tuổi

Trẻ em dưới 17 tuổi không nên bọc răng sứ vì lúc này cấu trúc xương hàm chưa phát triển toàn diện, răng còn yếu. Việc mài răng trong trường hợp này sẽ tác động xấu đến tủy răng lẫn sức khỏe răng miệng.

Trong trường hợp trẻ dưới 17 tuổi mắc các vấn đề như hô, móm nhẹ thì niềng răng là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả nhất.

⭐Xem ngay: Bọc răng sứ có đau không ? Có ảnh hưởng gì không?

10. Những hậu quả khi bọc răng sứ sai cách

Bọc răng sứ sai cách gây ra những hậu quả bọc răng sứ nghiêm trọng cho cả răng thật lẫn răng sứ và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng:

  • Cấu trúc răng sẽ thay đổi vĩnh viễn: Răng có cấu tạo cứng cáp và chắc chắn nhưng một khi mài răng thì không có khả năng tự phục hồi.
  • Viêm tủy: Bọc sứ không đúng chỉ định làm tủy bị viêm, khiến răng trở nên nhạy cảm, ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh.
  • Răng dễ bị tổn thương và nứt vỡ: Việc mài răng quá mức hoặc sử dụng loại răng sứ kém chất lượng có thể khiến răng dễ bị nứt vỡ khi ăn uống.
  • Răng sứ dễ bị bong tróc: Men răng bên dưới lớp sứ bị bào mòn sẽ khiến răng sứ dễ bị lung lay và bong tróc khi ăn nhai.
  • Răng sứ bị đen viền: Bác sĩ có kỹ thuật bọc răng kém khiến răng sứ bị oxy hóa, gây ra tình trạng đen viền. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp.
khi nào không nên bọc sứ cho răng
Bọc sứ sai cách mang tới nhiều tác hại nghiêm trọng.


Tác hại của việc bọc sứ giá rẻ và sai kỹ thuật.

⭐Xem ngay: Có nên bọc răng sứ không ? Bọc răng sứ có tốt không?

11. Quy trình bọc răng sứ chuẩn Y Khoa gồm những gì?

Quy trình bọc răng sứ chuẩn Y Khoa bao gồm 5 bước:

  • Bước 1: Bác sĩ sẽ thăm khám, chụp X-quang và tư vấn các loại răng sứ, bảng màu răng sứgiá răng sứ phù hợp dựa trên nhu cầu và tình trạng răng miệng của bệnh nhân. Bác sĩ cũng sẽ yêu cầu điều trị dứt điểm bệnh lý nếu có trước khi bọc sứ.
  • Bước 2: Bệnh nhân sẽ được bác sĩ gây tê và mài cùi răng. Bác sĩ sẽ đảm bảo mài răng đúng tỉ lệ và lượng răng cần mài tùy thuộc vào tình trạng răng của mỗi người.
  • Bước 3: Sau khi mài răng, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu hàm để gửi về phòng labo chế tác răng sứ.
  • Bước 4: Khi răng sứ được chế tác xong, bác sĩ sẽ tiến hành gắn thử lên cùi răng. Nếu răng sứ đảm bảo khớp khít với cùi răng và màu sắc, bác sĩ sẽ tiến hành gắn răng cố định.
  • Bước 5: Hoàn tất quy trình bọc răng sứ, bệnh nhân sẽ được bác sĩ cung cấp thẻ bảo hành răng sứ, hướng dẫn cách chăm sóc răng sứ và lên lịch hẹn tái khám.
ai không nên bọc răng sứ
Quy trình bọc sứ chuẩn Y khoa.
⭐Xem ngay: Những trường hợp nên bọc răng sứ đem lại kết quả tốt

12. Câu hỏi thường gặp

Răng lung lay có bọc sứ được không?

Răng lung lay không nên bọc răng sứ vì có thể gây ra biến chứng như viêm nhiễm, tiêu xương, gây tụt nướu và hỏng mão sứ. Khi răng bị lung lay xương ổ răng và dây chằng nha chu đã bị tổn thương, bọc răng sứ có thể ảnh hưởng đến khoảng sinh học chiều cao bám dính biểu mô và liên kết dưới 0,5 – 0.75mm.

Hy vọng thông tin trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc hiểu rõ hơn những trường hợp không nên bọc răng sứ. Tóm lại, bọc răng sứ chỉ được thực hiện khi bạn đã thăm khám tại các nha khoa làm răng sứ uy tín, cơ sở y tế đáng tin cậy. Ngoài ra, bạn phải luôn tuân theo chỉ định của bác sĩ trong quá trình bọc răng sứ và để đảm bảo kết quả răng sứ đẹp và hiệu quả ăn nhai cao .

Liên hệ ngay với Nha khoa I-Dent DiamondTech để được tư vấn chi tiết

Nha khoa răng sứ I-Dent DiamondTech

  • Địa chỉ: 19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Q.Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh
  • Liên hệ: 0941818618
  • Email: nhakhoaidentdiamondtech@gmail.com
  • Website: https://rangsucaocap.vn/

ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI

    * Thông tin của bạn sẽ được bảo mật!

    Giờ làm việc:

    8h00 đến 20h00