Nhược điểm của dán sứ là hạn chế về đối tượng sử dụng. Dán sứ Veneer chỉ mài lớp men răng rất mỏng tứ 0.2 – 0.5mm hoặc không mài răng nên chỉ thay đổi màu sắc, hình dáng của răng. Đối với trường hợp răng thưa quá nhiều, sứt mẻ hay lệch lạc nặng thì dán sứ veneer không đạt hiệu quả phục hình răng tối ưu.
1. Không áp dụng cho mọi trường hợp
Kỹ thuật dán răng sứ veneer yêu cầu mài răng thật rất ít hoặc không mài ở bề mặt răng nên phương pháp này chỉ giúp thay đổi màu sắc, hình dáng của răng. Đối với trường hợp răng thưa quá nhiều, răng sứt mẻ hay lệch lạc nặng thì dán sứ veneer không đạt hiệu quả tối ưu.
Dán răng sứ yêu cầu các tiêu chi khắt khe mà răng gốc cần phải đáp ứng:
- Răng khỏe không mắc bệnh về nướu và tủy răng
- Răng gốc không mắc quá nhiều khuyết điểm, răng tương đối đều và khấp khểnh nhẹ.
- Răng hở kẽ, thưa nhẹ có khoảng cách không quá 5mm.
- Răng không bị lệch khớp cắn, không bị hô hay móm,…
- Răng vỡ, mẻ không quá ⅓ thân răng.
Ngoài ra, nhược điểm của dán sứ veneer còn bị hạn chế bởi lứa tuổi thực hiện. Đối tượng thực hiện dán sứ veneer phải trên 18 tuổi, răng vĩnh viễn và cấu trúc xương hàm đã phát triển hoàn thiện.
2. Đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao
Kỹ thuật dán răng sứ veneer là một kỹ thuật khó, đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn, nhiều kinh nghiệm và tay nghề cao. Bên cạnh việc đưa ra phác đồ điều trị chính xác, bác sĩ phải đảm bảo từng thao tác phải được thực hiện tỉ mỉ và cẩn thận.
Nếu bác sĩ có tay nghề kém và thiếu kinh nghiệm thực hiện chỉ với sai lệch nhỏ cũng sẽ làm làm tổn thương nha chu, xâm lấn cấu trúc răng thật và tủy răng, gây cảm giác ê buốt. Đồng thời, miếng dán sứ cũng sẽ mất thẩm mỹ, lỏng lẻo và dễ rơi ra sau thời gian ngắn.
Quy trình thực hiện dán sứ veneer chuẩn, đúng cách.
3. Chi phí dán sứ veneer cao
Nhiều người e ngại dán sứ veneer bởi chi phí của phương pháp này tương đối cao. Điều này là do mặt dán sứ được chế tác bằng công nghệ CAD / CAM hiện đại, sử dụng vật liệu sứ cao cấp. Ngoài ra, quy trình chế tác và dán sứ veneer trải qua nhiều bước, đòi hỏi sự tỉ mỉ và kỹ thuật cao của bác sĩ để đảm bảo kết quả thẩm mỹ và độ bền.
Tất cả những yếu tố trên làm cho chi phí dán răng sứ cao hơn so với bọc răng sứ . Đây cũng chính là nhược điểm khiến nhiều người lăn tăn khi thực hiện phương pháp này.
4. Khả năng che màu răng thật không cao
Miếng dán sứ veneer có độ mỏng chỉ 0,2 – 0-,5 mm nên những trường hợp răng nhiễm màu tetracycline nặng, men răng bẩm sinh quá đen, nhiễm fluor,…thì không thể che màu hoàn toàn. Từ đó tính thẩm mỹ của hàm răng sẽ bị giảm, khiến người khác dễ nhận ra là răng sứ giả.
5. Không phù hợp với người có thói quen xấu
Đối với những người có thói quen xấu như ngủ nghiến răng khi ngủ, cắn vật cứng,…thì miếng dán sứ mỏng có thể bị nứt, vỡ nếu dùng lực mạnh.
6. Cần có chế độ chăm sóc kỹ lưỡng
Miếng dán sứ veneer có chức năng chính là khôi phục thẩm mỹ bên ngoài của răng. Dù không đảm bảo chức năng ăn nhai nhưng miếng dán sứ rất dễ nứt, vỡ nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, người thực hiện cần tuân thủ hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng của bác sĩ và chú ý ăn nhai để bảo vệ răng sứ.
7. Lưu ý khi thực hiện dán sứ veneer
Dán sứ veneer có tốt không, có đảm bảo được độ bền khi sử dụng hay không phụ thuộc rất lớn vào cách chăm sóc. Dưới đây là những lưu ý khi dán sứ veneer:
- Tránh nhai đồ cứng và tránh uống nước có màu sẫm để bảo vệ độ bền và vẻ đẹp của miếng dán sứ.
- Khi ăn nhai, nhai đều cả hai bên để tránh gây áp lực quá lớn, làm vỡ mẻ răng sứ.
- Chải răng bằng bàn chải lông mềm và đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, sử dụng thêm tăm nước, chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng.
- Không hút thuốc lá để tránh làm ố màu miếng dán sứ và làm tổn hại sức khỏe răng miệng.
- Khám răng định kỳ với bác sĩ để kiểm tra tình trạng của miếng dán sứ về độ bám keo, khớp cắn. Điều này còn giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường để chữa trị nếu có.
8. Câu hỏi thường gặp
8.1. Dán răng sứ có tốt không?
Dán răng sứ là phương pháp thẩm mỹ giúp cải thiện màu sắc và hình dáng răng mà không cần mài nhiều mô răng thật. Phương pháp này ít xâm lấn, chỉ mài 0,2 – 0,5 mm nên giữ lại đến 90% mô răng thật, không gây ê buốt. Hơn nữa, miếng dán răng sứ có thẩm mỹ cao, độ bền 10 – 15 năm nếu chăm sóc tốt.
Với những nhược điểm của dán răng sứ đã nêu trên, hy vọng sẽ giúp bạn đưa ra quyết định khi thực hiện phương pháp này. Dán sứ veneer vẫn là phương pháp thẩm mỹ răng an toàn, bảo tồn răng thật và sử dụng lâu dài nếu được chăm sóc tốt. Điều quan trọng nhất là bạn cần chọn nha khoa uy tín, có bác sĩ tay nghề cao khi điều trị.