Mài kẽ răng là kỹ thuật nha khoa được áp dụng trong trường hợp niềng răng. Nhiều người có ý định thực hiện phương pháp này nhưng có thắc mắc rằng: Mài kẽ răng có ảnh hưởng gì không? I-Dent DiamondTech sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về vấn đề này để bạn hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.
1. Mài kẽ răng là gì?
Mài kẽ răng là một kỹ thuật nha khoa phổ biến được sử dụng trong quá trình chỉnh nha. Mục đích của việc này là làm răng nhỏ lại và tạo khoảng trống giữa các răng cho răng dịch chuyển. Khác với việc mài toàn bộ bề mặt răng như khi bọc răng sứ, kỹ thuật này chỉ tập trung vào việc mài hai bên răng. Mài kẽ răng còn đặc biệt hữu ích cho những trường hợp răng to, giúp răng trở nên nhỏ gọn hơn.
Việc mài kẽ răng cần được bác sĩ thực hiện đúng kỹ thuật và tỷ lệ để tránh gây ê buốt và tổn thương tủy cho bệnh nhân.
Răng được mài kẽ sau khi bọc sứ.
2. Mài kẽ răng có ảnh hưởng gì không?
Mài kẽ răng không ảnh hưởng gì nếu được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cao, quy trình mài răng đảm bảo an toàn, không xâm lấn quá nhiều vào mô răng thật. Tuy nhiên, nếu thực hiện sai kỹ thuật mài răng có thể dẫn đến ê buốt, tổn thương men răng, tăng nguy cơ sâu răng cũng như các bệnh lý răng miệng khác.
3. Mài răng đem lại tác dụng gì?
Đối tượng nên mài cùi răng là những người có răng mọc lệch, muốn tạo hình thẩm mỹ cho răng. Việc mài kẽ răng mang lại một số tác dụng hữu ích như:
- Mài kẽ răng giúp tạo ra khoảng trống giữa các răng, giúp cho việc niềng răng diễn ra suôn sẻ hơn. Đồng thời, việc mài kẽ răng cũng sẽ giúp răng to trở nên nhỏ nhắn, hài hòa với gương mặt hơn.
- Giúp loại bỏ đi các mảng bám, cao răng, đốm đen và vết ố vàng ở kẽ răng mà phương pháp chải răng không mang lại hiệu quả.
- Tạo hình thẩm mỹ cho răng lệch lạc trở nên đều đẹp hơn. Đặc biệt là đối với trường hợp răng cửa hàm trên có hình tam giác, có kích thước không hài hòa.
- Mài kẽ răng còn giúp đóng các khoảng tam giác đen của hàm răng do sử dụng tăm lâu ngày.
- Mài kẽ răng có thể giúp điều chỉnh khớp cắn, giúp răng hàm trên và hàm dưới ăn khớp với nhau tốt hơn.
4. Ai không nên mài kẽ răng?
Mặc dù đem lại nhiều lợi ích nhưng mài kẽ răng không được chỉ định cho một số trường hợp sau:
- Trẻ em, người có buồng tủy răng lớn.
- Người bị sâu răng ở kẽ răng nhiều.
- Người có men răng yếu.
- Người có men răng bị mòn nhiều, dễ bị ê buốt, nhạy cảm bởi các kích thích bên ngoài.
5. Tỉ lệ mài kẽ răng chuẩn nhất
Tỉ lệ mài kẽ răng không cố định mà sẽ thay đổi đối với từng trường hợp. Ngoài ra, còn có các yếu tố còn ảnh hưởng đến tỉ lệ mài như tình trạng răng miệng, phác đồ điều trị và mục đích điều trị.
Dưới đây là một số tỉ lệ mài kẽ răng bạn có thể tham khảo:
Tỉ lệ mài kẽ răng cho răng cửa và răng nanh là:
- Phần cổ răng: Khoảng 0.6mm – 0.8mm;
- Phần thân răng: Từ 1mm – 1.3mm;
- Phần cạnh rìa cắn: Khoảng từ 1.2mm – 1.6mm.
Tỉ lệ mài răng tối đa đối với răng hàm là:
- Phần cổ răng: Khoảng từ 0.6 mm – 0.8 mm
- Phần thân răng: Khoảng từ 1.3 mm – 1.6 mm
- Phần cạnh rìa cắn: Khoảng từ 1.4 mm – 1.8 mm.
6. Quy trình mài kẽ răng được thực hiện như thế nào?
Quy trình mài kẽ răng được thực hiện qua các bước sau:
- Bước 1: Bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát răng miệng và chụp X-quang để đánh giá cấu trúc răng.
- Bước 2: Bác sĩ tiến hành đo kích thước răng và tính toán tỷ lệ mài phù hợp để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
- Bước 3: Bác sĩ vệ sinh răng miệng, làm sạch mảng bám để hạn chế tối đa tình trạng nhiễm trùng. Các bệnh lý răng miệng sẽ được chữa trị trước khi mài kẽ (nếu có).
- Bước 4: Bác sĩ sẽ đánh dấu răng cần mài và tiêm thuốc tê để bệnh nhân không đau khi mài răng.
- Bước 5: Bác sĩ sử dụng dụng cụ mài răng để mài men răng ở hai bên răng một cách cẩn thận và chính xác.
- Bước 6: Bác sĩ sẽ bôi Flour lên bề mặt răng để giúp răng chắc khỏe hơn và ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn.
- Bước 7: Bác sĩ sẽ lắp khí cụ nha khoa để niềng răng theo phác đồ điều trị ban đầu.
- Bước 8: Bệnh nhân sẽ được hẹn lịch tái khám để theo dõi quá trình niềng răng. Đồng thời bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà sau khi mài răng.
7. Cần lưu ý gì sau khi mài kẽ răng?
Sau khi mài kẽ răng, bạn cần lưu ý một số cách chăm sóc sau:
- Không ăn đồ ăn nóng lạnh, vì răng còn nhạy cảm sẽ bị ê buốt.
- Sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước, bàn chải dành riêng cho kẽ răng để làm sạch thức ăn thừa có sót lại ở kẽ răng
- Ưu tiên ăn các loại đồ ăn mềm, dễ nhai nuốt như: cháo, súp, bún…
- Bổ sung vitamin và chất xơ từ trái cây để giúp răng chắc khỏe, lưu ý nên tránh các loại trái cây chua vì có thể khiến răng bị kích ứng.
8. Những câu hỏi thường gặp về mài kẽ răng
Mài kẽ rãng có đau không?
Mài răng không gây đau do trước khi thực hiện bạn sẽ được bác sĩ gây tê.
Mài kẽ răng có hại không?
Việc mài răng chỉ tác động đến phần men răng bên ngoài, không xâm phạm đến tủy phần ngà răng và tủy răng, nên không ảnh hưởng sức khỏe.
Răng có yếu đi sau khi mài kẽ răng không?
Việc mài kẽ răng chỉ tác động đến phần men răng, không tác động đến phần cấu trúc bên trong nên không làm răng yếu đi.
Răng có bị sâu sau khi mài kẽ răng không?
Mài kẽ răng đúng kỹ thuật sẽ không gây sâu răng. Sau mài và niềng, răng khít hơn. Đồng thời, men răng có độ bóng nên ngăn ngừa vi khuẩn gây sâu răng. Vệ sinh răng miệng đúng cách là chìa khóa để răng chắc khỏe.
Với những chia sẻ trên đây, hy vọng sẽ giải đáp cho bạn thắc mắc về vấn đề mài kẽ răng có ảnh hưởng gì không. Tóm lại, việc mài răng bọc sứ cần được thực hiện tại nha khoa uy tín, bác sĩ chuyên môn cao để đảm bảo sức khỏe răng miệng và đạt kết quả tốt.