Mài răng là một kỹ thuật được thực hiện phổ biến trong phục hình thẩm mỹ nha khoa như: bọc răng sứ , dán sứ veneer và làm cầu răng,…Do đó, nhiều người trước khi thực hiện có nỗi lo là mài răng có đau không? Trong bài viết dưới đây, I-Dent DiamondTech sẽ giải đáp thắc mắc này một cách chi tiết để bạn hiểu rõ.
1. Mài răng là gì?
Mài răng là một kỹ thuật nha khoa mà ở đó bác sĩ sẽ sử dụng máy mài để mài bớt đi một phần men răng theo tỉ lệ nhất định. Răng sau khi được mài nhỏ sẽ được phục hình răng bằng cách bọc răng sứ lên trên để cải thiện thẩm mỹ, chức năng nhai và bảo vệ răng.
2. Mài răng được chỉ định trong trường hợp nào?
Mài cùi răng được bác sĩ chỉ định thực hiện trong một số trường hợp sau:
2.1. Bọc răng sứ thẩm mỹ
Bọc răng sứ thẩm mỹ là phương pháp bắt buộc phải mài răng thẩm mỹ để tạo cùi răng, điều chỉnh hình dáng của răng theo tỉ lệ chuẩn. Sau đó, răng sẽ được bọc mão sứ lên trên. Phương pháp này giúp khắc phục hoàn toàn các khuyết điểm thường gặp ở răng: xỉn màu, ố vàng nặng, hở kẽ, hô và móm nhẹ,…
2.2. Dán sứ veneer
Dán sứ veneer yêu cầu chỉ mài một lớp rất mỏng để tạo độ bám dính khi dán mặt dán sứ lên trên. Trong một số trường hợp, phương pháp này thậm chí còn không cần mài. Việc mài răng thẩm mỹ để dán sứ được áp dụng cho các trường hợp răng thưa nhẹ, răng xỉn màu nhẹ và hình dáng không đồng đều.
2.3. Làm cầu răng sứ
Cầu răng sứ là phương pháp phục hình răng mất bằng cách sử dụng hai răng bên cạnh làm trụ nâng đỡ. Để thực hiện, bác sĩ sẽ mài nhỏ hai răng này để tạo khoảng trống, sau đó bọc răng sứ lên trên để phục hình lại hình dáng răng đã mất.
2.4. Điều chỉnh hình dáng của răng
Trong một số trường hợp răng có hình dáng không cân đối như răng xô lệch, răng quá dài hoặc răng bị nứt dọc, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện mài răng để điều chỉnh hình thể răng.
Tuy nhiên, việc mài răng thẩm mỹ không bọc sứ chỉ được thực hiện với một tỷ lệ nhất định. Nếu tỉ lệ mài xâm lấn mô răng quá nhiều có thể gây ảnh hưởng đến lớp mô bảo vệ tủy răng.
3. Trường hợp nào không nên mài răng
Mài răng không được khuyến khích thực hiện trong các trường hợp sau:
- Răng yếu: Người có răng yếu, nhạy cảm khi mài mô răng sẽ làm tăng nguy cơ ê buốt và răng gãy.
- Răng lệch lạc, hô, móm nặng: Các trường hợp này yêu cầu tỷ lệ mài răng lớn, do đó sẽ có khả năng xâm phạm đến cấu trúc bên trong răng. Từ đó dẫn đến việc răng thật bị hư hỏng, dễ vỡ, gãy.
4. Mài răng có đau không?
Mài răng không gây đau nhức, ê buốt hay bất kỳ cảm giác khó chịu nào. Trước khi mài, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ với lượng thuốc tê vừa đủ để bệnh nhân cảm thấy không cảm thấy đau nhức khi thực hiện. Các thiết bị mài răng hiện đại có tốc độ mài nhanh, chính xác cao, không xâm lấn gây tổn thương nướu.
Mài răng tuy không có cảm giác đau nhưng khi thực hiện bạn sẽ cảm thấy hơi mỏi miệng do phải mở to miệng trong thời gian dài. Lúc này, bạn có thể giơ tay để ra dấu cho bác sĩ nghỉ 5-10 phút.
Khi mài răng để bọc răng sứ, nếu bác sĩ thực hiện đúng kỹ thuật sẽ không gây ảnh hưởng gì đến răng thật. Bởi vì bác sĩ chỉ mài một lớp men răng bên ngoài từ 0,5 – 1,5 mm để tạo cùi răng và bọc sứ lên trên. Mão răng sứ này giúp khắc phục khuyết điểm và bảo vệ răng khỏi các tác động bên ngoài.
Trong trường hợp răng bị sâu nặng, cần chữa tủy thì bác sĩ sẽ điều trị tình trạng này dứt điểm trước khi bọc sứ. Điều này sẽ đảm bảo được tuổi thọ răng sứ được sử dụng lâu dài.
Mài răng bọc sứ không đau tại nha khoa I-Dent DiamondTech.
5. Mài răng gây đau do đâu?
Việc mài răng gây đau có thể xuất phát từ các nguyên nhân chính sau đây:
- Tay nghề bác sĩ kém: Bác sĩ có tay nghề non kém, ít kinh nghiệm có thể mài răng quá sâu, làm tổn thương lớp ngà răng bảo vệ tủy, gây ra đau nhức.
- Thiết bị mài lỗi thời: Thiết bị mài răng lỗi thời, kém chất lượng có thể tạo ra độ ma sát cao giữa mô răng và mũi khoan. Qua đó làm ảnh hưởng đến tủy, gây ra những cơn đau nhức.
6. Mài răng có ảnh hưởng gì không?
Trước khi tìm hiểu mài răng có ảnh hưởng gì không? Bạn cần tìm hiểu tổng quát qua về cấu tạo của răng. Răng có cấu tạo gồm 3 phần từ ngoài vào trong, bao gồm:
- Men răng: Lớp ngoài cùng của răng, có độ cứng chắc cao nhất nhưng có thể bị mòn theo thời gian và không thể tái tạo.
- Ngà răng: Đây là lớp chiếm tỉ lệ lớn nhất của răng, bao bọc phần bên ngoài của tủy. Ngà răng có thể cảm nhận được cảm giác nóng, lạnh, chua ngọt.
- Tủy răng: Phần trong cùng bên trong răng, chứa dây thần kinh, mạch máu để duy trì sự sống và mang lại cảm giác cho răng.
Do men răng không thể tự phục hồi, vì vậy, nếu xâm lấn quá nhiều có thể gây ra một số ảnh hưởng như:
6.1. Răng thật bị ê buốt, khó chịu
Nếu kỹ thuật mài răng không chuẩn, mài quá tỉ lệ khiến lớp ngà răng bị lộ ra bên ngoài. Khi ăn đồ nóng, lạnh răng sẽ bị kích thích gây ê răng, buốt.
6.2. Mài răng sai cách gây viêm nướu
Một số người có thể cảm thấy cộm cấn, không thoải mái sau khi bọc răng sứ. Điều này có thể xuất phát từ việc bác sĩ thực hiện mài răng bọc sứ không đúng tỷ lệ, dẫn đến viêm nướu, viêm lợi .
6.3. Mất răng vĩnh viễn
Bác sĩ có tay nghề kém khi mài răng quá tỉ lệ cho phép (1,6 – 2 mm) sẽ gây tổn thương tủy, dẫn đến chết tủy. Khi tủy bị chết, răng sẽ bị yếu đi và dễ bị vỡ và có nguy cơ mất răng vĩnh viễn.
7. Câu hỏi thường gặp
7.1. Mài răng cửa có ảnh hưởng gì?
Mài răng cửa không ảnh hưởng gì nếu tỷ lệ mài được bác sĩ tính toán cẩn thận, chính xác, đảm bảo không xâm lấn quá nhiều. Tuy nhiên, mài răng sai cách khiến xâm lấn răng thật quá nhiều, cấu trúc răng bị thay đổi nghiêm trọng sẽ làm răng nhạy cảm, chức năng ăn nhai suy giảm và có nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng khác.
7.2. Có nên mài răng không?
Chỉ nên mài răng trong các trường hợp được các bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm chỉ định, bao gồm: bọc răng sứ thẩm mỹ, dán sứ veneer, điều chỉnh hình dáng của răng, làm cầu răng sứ. Mài răng đúng kỹ thuật, quy trình đảm bảo an toàn sẽ không gây đau nhức, cải thiện tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của răng.
7.3. Mài răng có tiêm thuốc tê không?
Mài răng có tiêm thuốc tê nên bạn sẽ không thấy đau nhức, ê buốt trong suốt quá trình. Trước khi mài, bác sĩ tiến hành gây tê cục bộ bằng thuốc tê lidocaine hoặc articaine với lượng vừa đủ. Loại thuốc tê và mức độ tiêm tê phụ thuộc vào độ nhạy cảm của răng, số lượng răng cần bọc và sức khỏe tổng quát của người bệnh.
7.4. Sau khi mài răng có đau không?
Sau khi mài răng không có cảm giác đau nếu được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và quy trình đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, sau khi mài có thể cảm thấy ê buốt nhẹ do tác động đến lớp men răng bên ngoài. Cảm giác ê buốt kéo dài từ vài giờ đến vài ngày tùy vào cơ địa mỗi người.
Tóm lại, mài răng là một kỹ thuật nha khoa quan trọng, đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao và sử dụng trang thiết bị hiện đại. Nếu được thực hiên tại các nha khoa đảm bảo các tiêu chí trên thì bạn không cần phải lo lắng Mài răng có đau không. Vì vậy, bạn nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín khi thực hiện phục hình thẩm mỹ nha khoa.