Cùi răng là phần mô răng còn lại đã được mài trong quá trình bọc sứ giúp nâng đỡ và gắn kết với mão răng sứ . Cùi răng sứ giả là dạng mô phỏng làm từ vật liệu sứ có chức năng như cùi răng thật giúp nâng đỡ mão sứ áp dụng trong trường hợp mô răng thật không đủ để mài. Vậy ưu điểm và nhược điểm của loại cùi này là gì? I-Dent DiamondTech sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn trong bài viết sau.
1. Cùi răng sứ giả là gì?
Cùi răng sứ giả là một dạng mô phỏng thay thế cùi răng thật bị mất hoặc hư hỏng, có cấu trúc y như cùi răng thật. Loại cùi này sẽ được gắn chặt vào phần chân răng, đóng vai trò như một như một trụ đỡ chắc chắn cho mão sứ bên trên. Nhờ đó, răng sứ sẽ tránh được tình trạng bung tuột khỏi chân răng.
Khi bọc răng sứ bác sĩ sẽ mài một phần mô răng thật để tạo cùi răng nhằm tạo khoảng trống để đặt mão sứ lên trên. Tuy nhiên trong trường hợp men răng bị hư tổn quá nặng không thể mài răng, việc gắn cùi răng giả là giải pháp tối ưu nhất.
Cùi răng sứ giả được chế tạo từ nhiều loại chất liệu khác nhau và sẽ được lựa chọn tùy thuộc vào tình trạng răng miệng mỗi người.
2. Cùi răng giả có mấy loại?
Cùi răng giả có 2 loại: Cùi răng giả kim loại và cùi răng toàn sứ , mỗi loại đều có ưu điểm và nhược điểm nhất định, cụ thể là:
2.1 Cùi răng kim loại
Cùi răng giả kim loại (hay cùi giả tiêu chuẩn) được làm từ các hợp kim Crom – Titan – Coban hoặc Niken – Crom – Titan. Loại cùi này có tính ổn định tương đối với mô nướu và răng.
Ưu điểm:
- Khả năng chịu lực cao, độ cứng gấp 1-2 lần so với răng thật.
- Tuổi thọ 5-10 năm.
- Chi phí thấp.
Hạn chế:
- Kém thẩm mỹ.
- Dễ kích ứng với người dị ứng kim loại.
2.2 Cùi răng giả toàn sứ
Cùi răng giả toàn sứ là cùi răng được làm hoàn toàn từ sứ nguyên chất 100%, loại cùi này khắc phục được những nhược điểm của cùi răng kim loại.
Ưu điểm:
- Thẩm mỹ cao
- An toàn sinh học cao
- Khả năng chịu lực cao, độ cứng chắc giống răng thật.
- Tuổi thọ cao
Hạn chế: Giá thành cao
3. Trường hợp nên làm cùi răng giả
Cùi răng giả là giải pháp phục hình răng hiệu quả áp dụng cho trường hợp răng hư tổn nặng khiến men răng không đủ để mài răng thật. Cụ thể:
- Răng bị sâu nặng.
- Răng bị mẻ, vỡ lớn.
- Răng đã được điều trị tủy.
Tuy nhiên, việc làm cùi răng giả chỉ được thực hiện khi bệnh nhân đáp ứng đủ các điều kiện sau
- Mô nướu phải khỏe mạnh, không có dấu hiệu viêm nướu, viêm nha chu…
- Chân răng còn chắc.
- Điều trị tủy và các bệnh lý răng miệng khác dứt điểm nếu có.
4. Ưu và nhược điểm khi làm cùi giả cho răng
Như mọi phương pháp điều trị khác, việc làm cùi răng giả cũng có những ưu và nhược điểm riêng.
4.1 Ưu điểm
Việc làm cùi giả cho răng mang lại một số lợi ích như:
- Tăng tính thẩm mỹ: Cùi răng sứ giúp khôi phục hoàn toàn hình dáng, kích thước và màu sắc tự nhiên của phần răng bị mất hoặc hư hỏng.
- Đảm bảo chức năng ăn nhai: Cùi răng giả giúp chịu được lực nhai tốt hơn, giúp ăn uống bình thường.
- Độ bền cao: Cùi răng giả được làm từ vật liệu kim loại, sứ,…có độ bền cao giúp bảo vệ răng trước những tác động bên ngoài và ít bị hư hỏng.
- Độ chính xác cao: Cùi răng sứ giả hiện nay được thiết kế và sản xuất bởi các máy móc hiện đại với độ chính xác rất cao. Điều này đảm bảo cùi răng được tạo ra có kích thước tương tự cùi răng tự nhiên.
4.2 Nhược điểm
Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, việc làm cùi răng giả vẫn tồn tại một số hạn chế như:
- Chi phí cao: Chi phí làm cùi giả thường cao hơn so với các phương pháp điều trị khác và tùy theo loại cùi mà bạn sử dụng
- Tốn nhiều thời gian: Quá trình làm cùi giả rất mất thời gian vì bác sĩ sẽ phải lấy dấu răng và chờ chế tạo. Cùi răng càng phức tạp thì quá trình chế tạo càng tốn nhiều thời gian hơn.
- Cảm giác khó chịu sau khi làm cùi giả: Ngay sau khi thực hiện, bạn có thể cảm thấy hơi khó chịu hoặc ê ẩm.
- Khó khăn trong vệ sinh răng miệng: Vùng cổ cùi giả dễ bị tích tụ mảng bám và cao răng nếu không được làm sạch kỹ. Thức ăn dễ bị mắc vào khe hở nhỏ gây khó khăn trong việc làm sạch.
5. Quy trình làm cùi răng giả diễn ra thế nào?
Quy trình làm cùi răng giả chuẩn y khoa bao gồm 4 giai bước như sau:
- Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát tình trạng sức khỏe răng miệng, chụp phim X-Quang để đánh giá cấu trúc xương hàm. Loại cùi giả sẽ được bác sĩ lựa chọn kỹ lưỡng dựa trên tình trạng hư tổn của răng, đảm bảo hiệu quả điều trị tối ưu.
- Bước 2: Lấy dấu răng và chế tạo cùi răng giả
Tùy thuộc vào kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, bao gồm cả việc điều trị tủy nếu cần thiết. Khi tủy đã được điểu trị xong, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu để tạo cùi răng giả.
- Bước 3: Lắp cùi giả cho răng.
Sau khi cùi giả được chế tác xong, bác sĩ sẽ tiến hành gắn thử cùi giả lên răng để kiểm tra xem có đạt chuẩn kích thước hay không. Nếu tất cả đều đạt tiêu chuẩn về thẩm mỹ, bác sĩ sẽ tiến hành gắn cố định bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng.
Khi chân răng và cùi giả đã đạt được độ chắc chắn, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu để chế tạo mão sứ.
- Bước 4: Gắn mão răng sứ
Bệnh nhân sẽ được mời đến nha khoa để gắn mão sứ và điều chỉnh khớp cắn và quá trình phục hình cùi răng sứ hoàn tất
6. Những câu hỏi thường gặp
Cùi răng sứ giá bao nhiêu?
Cùi răng sứ có giá dao động từ 1.000.000 – 3.000.000 VNĐ/cùi răng, tùy thuộc vào loại vật liệu sử dụng.
Làm cùi giả cho răng có đau không?
Làm cùi giả cho răng không đau đớn hay khó chịu vì bệnh nhân sẽ được bác sĩ gây tê trước khi thực hiện.
Hy vọng nội dung trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về cùi răng sứ, phân loại, ưu điểm, nhược điểm, cũng như các trường hợp nên làm. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào về vấn đề làm cùi răng giả hãy liên hệ I-Dent DiamondTech để được giải đáp chi tiết.