Răng sứ là một loại răng giả được dùng trong việc phục hình răng khi mắc khuyết điểm hay bệnh lý. Để mang lại kết quả thẩm mỹ rốt, răng sứ phải được chế tác bằng máy móc hiện đại kết hợp với kỹ thuật viên tay nghề cao. Vậy chi tiết quy trình sản xuất răng sứ diễn ra như thế nào? Hãy cùng I-Dent DiamondTech tìm hiểu trong bài viết sau.
1. Răng sứ là gì?
Răng sứ (hay mão răng sứ ) là một loại răng giả được làm từ vật liệu sứ có cấu trúc ruột rỗng. Loại răng này có kích thước, hình dáng, màu sắc y như răng thật. Bác sĩ sẽ dùng răng sứ chụp lên cùi răng gốc, giúp cải thiện hình dáng, thẩm mỹ và phục hồi chức năng ăn nhai.
Răng sứ được tạo nên từ sự kết hợp của các oxit kim loại và phi kim loại. Dưới tác động của nhiệt độ và áp suất cao, hỗn hợp này sẽ hình thành nên một cấu trúc giống như men răng tự nhiên. Qua đó, răng sứ có được tính thẩm mỹ và độ bền cao y như răng sinh lý.
2. Quy trình sản xuất răng sứ tại Labo
Quy trình chế tác răng sứ tại labo của nha khoa bao gồm 8 bước:
2.1 Bước 1: Thăm khám
Bác sĩ sẽ thăm khám và kiểm tra khi răng của bệnh nhân mắc các vấn đề sứt mẻ, nhiễm màu, lệch nhẹ… có nhu cầu bọc răng sứ . Để có cái nhìn tổng quan về tình trạng răng miệng, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang. Dựa trên kết quả hình ảnh, bác sĩ sẽ tư vấn loại răng sứ phù hợp nhất cho từng trường hợp cụ thể.
2.2 Bước 2: Lấy dấu răng
Đây là bước quan trọng và không thể thiếu trong quy trình bọc răng sứ để đảm bảo răng sứ được chế tác chính xác từng milimet. Ở bước này, bác sĩ sẽ tiến hành mài nhỏ lớp men răng bên ngoài để tạo cùi răng với tỉ lệ phù hợp. Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng chất lấy dấu răng dựa trên cùi răng đã được mài.
Mẫu dấu răng sẽ được gửi đến phòng lab để chế tạo mão sứ một cách tỉ mỉ, đảm bảo đúng kích thước và màu sắc đã chọn. Đồng thời, bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị cụ thể, giúp bạn có được hàm răng thẩm mỹ và khỏe mạnh.
2.3 Bước 3: Chế tác cắt phôi sứ bằng máy CNC hiện đại
Mẫu dấu sẽ được gửi đến phòng labo lập trình, thiết kế chi tiết bằng phần mềm CAD/CAM. Sau đó, máy CNC sẽ cắt phôi sứ khách hàng đã chọn dựa vào dữ liệu thiết kế này.
2.4 Bước 4: Nung sứ lần 1
Phôi sứ sau khi được cắt gọt sẽ được nung ở nhiệt độ cao 1.350 độ C trong suốt 8 giờ để tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các tinh thể sứ. Quá trình này giúp tăng cường độ chịu lực, tuổi thọ cao và giúp răng sứ độ trong suốt tự nhiên như răng thật.
2.5 Bước 5: Mài chỉnh và tạo hình răng sứ theo mẫu
Đây là bước quan trọng để đảm bảo răng sứ được sao chép y như răng thật về màu sắc hình dáng. Các kỹ thuật viên chuyên môn cao sẽ sử dụng máy mài chuyên dụng hoặc đắp thêm bột sứ theo yêu cầu bệnh nhân.
2.6 Bước 6: Nung sứ lần 2
Sau khai mài chỉnh, để lớp bột sứ bám chắc vào sườn răng, kỹ thuật viên sẽ nung răng trong 40 phút ở nhiệt độ cao.
2.7 Bước 7: Tinh chỉnh hình thể răng sứ
Sau khi nung, răng sứ sẽ được tinh chỉnh, đánh bóng và hoàn thiện bề mặt để đạt được độ bóng sáng tự nhiên.
2.8 Bước 8: Hoàn tất quy trình chế tác răng sứ
Để tăng độ bóng sáng, các kỹ thuật viên sẽ phủ một lớp men sứ đặc biệt lên bề mặt răng và nung lại một lần nữa trong 30 phút. Sau khi hoàn thiện, bác sĩ sẽ tiến hành gắn cố định răng sứ vào cùi răng cho bệnh nhân.
3. Cách chế tác răng sứ kim loại và răng toàn sứ khác nhau gì?
Dưới đây là sự khác biệt trong việc chế tác của răng sứ kim loại và răng toàn sứ .
3.1 Chế tác răng sứ kim loại
Răng sứ kim loại có khung sườn được làm từ hợp kim và được liên kết với nhiều lớp sứ bên ngoài. Khung sườn thường được làm từ crom-coban, niken-crom, titan hay kim loại quý, có độ dày khoảng 0,5mm được chế tác bằng kỹ thuật đúc, mạ điện… Tuy nhiên loại răng sứ này không có tính thẩm mỹ cao, khó mô phỏng được độ trong suốt.
Quy trình chế tác răng sứ kim loại gồm các bước sau:
- Bước 1: Để chế tạo khung sườn kim loại, mẫu răng thạch cao sẽ được sử dụng làm khuôn đúc. Sáp sẽ được đắp lên khuôn để tạo hình ban đầu cho khung sườn. Sau đó, kim loại nóng chảy sẽ được đổ vào để tạo thành khung sườn kim loại. Cuối cùng, khung sườn sẽ trải qua quá trình nung nhiệt để loại bỏ tạp chất và tạo lớp oxit, đảm bảo sự liên kết bền vững với lớp sứ bên ngoài.
- Bước 2: Khung sườn sau khi chế tác xong sẽ được quét 1 lớp sứ lót với độ dày 0,3mm để che độ ánh màu của khung kim loại.
- Bước 3: Các kỹ thuật viên sẽ tiếp tục đắp các lớp sứ ngà, sứ men lên sứ lót để tạo hình dáng hoàn thiện từ cạnh viền, rìa cắn.
3.2 Chế tác răng toàn sứ
Răng toàn sứ có khung sườn zirconia thay thế hoàn toàn cho răng sứ kim loại, đồng thời mang lại độ bền cao hơn. Hơn nữa, các lớp sứ khi đắp lên trên khung sườn này sẽ đảm bảo tính thẩm mỹ, màu sắc y như răng thật.
Tuy nhiên một số loại răng toàn sứ có thể không cần thêm phần sứ đắp lên trên nhưng tính thẩm mỹ không cao. Nhưng đổi lại, răng sứ toàn sứ được chế tác theo loại này sẽ rất bền, yêu cầu mài mô răng rất ít.
Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất răng sứ để phục hình trong nha khoa. Nếu bạn còn câu hỏi hay thắc mắc nào về thẩm mỹ răng sứ, hãy liên hệ với I-Dent DiamondTech để được giải đáp.