close
hotline
Hotline tư vấn miễn phí:  094 1818 618
Mở cửa: 8h00 – 20h00

Răng tạm khi làm răng sứ là gì? Có cần gắn không? Quy trình gắn

Cố vấn chuyên môn:  

  • Trưởng khoa I-Dent DiamondTech.
  • 13 năm kinh nghiệm – 4.000 ca thẩm mỹ răng sứ thành công.

Răng tạm là loại răng giả được gắn tạm thời lên cùi răng trong quy trình . Trong lúc chờ răng sứ hoàn thiện, răng tạm đóng vai trò như một chiếc răng bảo vệ, giúp đảm bảo tính thẩm mỹ và duy trì chức năng ăn nhai. Hãy cùng I-Dent DiamondTech tìm hiểu chi tiết về răng tạm khi làm răng sứ trong bài viết sau.

răng tạm khi làm răng sứ
Răng tạm khi làm răng sứ là gì? Có cần gắn không? Quy trình gắn.

1. Răng tạm khi làm răng sứ là gì?

Răng tạm là mão răng giả tạm thời được dùng để bảo vệ cùi răng thật sau khi được mài trong lúc chờ răng sứ được chế tác xong. Loại răng này chỉ sử dụng tạm thời và không được dùng thay thế răng sứ để gắn vĩnh viễn.

Răng tạm thường được làm bằng nhựa an toàn, thường là nhựa composite nên rất lành tính với khoang miệng. Loại răng này được thiết kế riêng biệt, tỉ mỉ sao cho vừa khít với từng chiếc răng thật của bạn.

Răng tạm được gắn lên trụ răng sau khi răng thật được mài nhỏ, lấy dấu hàm và chờ phòng labo hoàn thiện răng sứ. Thông thường, thời gian sử dụng răng tạm thường kéo dài từ 2 đến 4 ngày, trong lúc chờ phòng labo chế tác răng sứ xong.

Giữa răng tạm và cùi răng sẽ được kết dính bằng keo nha khoa chuyên dụng. Loại răng này có thể tháo ra khi cần thiết mà không làm ảnh hưởng đến răng thật. Việc gắn răng tạm sẽ giúp bảo vệ răng thật khỏi vi khuẩn và khỏe mạnh cho đến khi kết thúc quy trình bọc sứ.

răng giả tạm thời là gì
Răng tạm là một mão răng giả thường được làm bằng nhựa composite, được dùng để bảo vệ cùi răng sau khi mài.

2. Có bắt buộc gắn răng tạm khi làm răng sứ không?

Gắn răng tạm là bước quan trọng và không thể thiếu trong quy trình bọc răng sứ. Sau khi men răng bị mài, răng trở nên nhạy cảm hơn bởi nhiệt độ và áp lực. Gắn răng tạm khi bọc sứ sẽ giúp răng thật tránh được các tác nhân gây hại này. Đồng thời, răng tạm sẽ đảm bảo tính thẩm mỹ, khả năng ăn nhai được duy trì cơ bản trong thời gian chờ răng sứ hoàn thiện.

Trong một số trường hợp làm răng sứ chỉ trong 24 giờ hoặc phục hình ít răng trong thời gian ngắn thì không cần gắn răng tạm. Tuy nhiên, nếu không gắn răng tạm, bạn cần chú ý vệ sinh răng miệng thật kỹ để ngăn ngừa ê buốt và các vấn đề về răng miệng.

Việc chăm sóc răng miệng đúng cách là vô cùng quan trọng để bảo vệ răng và nướu trong giai đoạn này.

3. Tại sao nên gắn răng tạm sau khi mài răng bọc sứ?

Các bác sĩ khi thực hiện bọc sứ thẩm mỹ đều khuyến nghị bệnh nhân cần gắn răng tạm sau khi mài răng vì 4 lý do chính:

3.1. Bảo vệ trụ răng thật khỏi các tác nhân bên ngoài

Nếu không có răng tạm, cùi răng sẽ trực tiếp tiếp xúc với thức ăn, đồ uống và vi khuẩn, khiến răng dễ bị tổn thương. Do đó, răng tạm sẽ bao bọc cùi răng khỏi các mảng bám gây ra các tác nhân có khả năng gây hại này.

gắn răng tạm thời
Phần răng tạm sẽ bao bọc toàn bộ cùi răng bên trong khỏi các tác nhân gây hại như vi khuẩn, đồ ăn nóng, lạnh.

3.2. Ngăn chặn sự di chuyển các răng lân cận

Sau khi mài răng, các răng xung quanh có xu hướng xô lệch, làm thay đổi cấu trúc hàm và ảnh hưởng đến việc lắp răng sứ. Răng tạm sẽ giúp các răng còn lại giữ đúng vị trí, giúp răng sứ được gắn chính xác.

3.3. Hạn chế ê buốt răng sau mài

Việc mài răng để bọc sứ sẽ khiến răng trở nên nhạy cảm hơn do lớp men bảo bọc bên ngoài bị mất đi. Răng tạm sẽ đóng vai trò như một lớp áo bảo vệ, giảm thiểu cảm giác ê buốt và giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

răng tạm là gì
Răng tạm được thiết kế làm giảm cảm giác khó chịu khi ăn đồ ăn nóng, lạnh.

3.4. Duy trì thẩm mỹ hàm răng

Việc mài răng bọc sứ sẽ làm kích thước của răng răng trở nên nhỏ hơn so với ban đầu, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sự tự tin. Răng tạm có hình dáng và màu sắc tự nhiên được lắp vào trụ răng sẽ giúp răng không bị khiếm khuyết về hình dáng, duy trì tính thẩm mỹ.

gắn răng tạm khi làm răng sứ
Răng tạm sẽ giúp duy trì chức năng ăn nhai cơ bản trong lúc chờ răng sứ hoàn thiện.

3.5. Hỗ trợ ăn nhai cơ bản

Răng tạm thời không chỉ giúp duy trì tính thẩm mỹ tạm thời mà còn hỗ trợ ăn nhai cơ bản. Tuy nhiên, đây chỉ là răng tạm thời nên sẽ không mang lại cảm giác tự nhiên và thoải mái như răng sứ.

gắn răng tạm khi làm răng sứ
Gắn răng tạm xong thì bạn có thể ăn uống bình thường, tuy nhiên nên hạn chế đồ ăn quá cứng, dẻo và dai.

4. Gắn răng tạm có ăn uống bình thường được không?

Gắn răng tạm khi bọc sứ có thể ăn uống được bình thường nhưng chỉ có khả năng chịu lực ở mức độ nhất định. Do đó, khi ăn nhai các thực phẩm quá cứng, dai có thể làm mẻ hay sứt răng tạm.

Khoảng 2 ngày sau khi răng sứ được chế tác xong và lắp khớp khít với cùi răng thì bạn hoàn toàn có thể ăn uống được bình thường.

gắn răng tạm sau khi mài răng
Gắn răng tạm xong thì bạn có thể ăn uống bình thường, tuy nhiên nên hạn chế đồ ăn quá cứng, dẻo và dai.

5. Quy trình gắn răng tạm khi làm sứ diễn ra thế nào?

Quy trình gắn răng tạm khi làm răng sứ diễn ra trong 4 bước sau:

  • Bước 1: Bác sĩ kiểm tra sức khỏe răng miệng, chụp X-Quang (nếu có) để từ đó đưa ra kế hoạch điều trị và tư vấn phù hợp. Nếu bệnh nhân có mắc các bệnh lý răng miệng sẽ được bác sĩ yêu cầu điều trị dứt điểm trước khi phục hình.
  • Bước 2: Bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng, cạo vôi răng, gây tê. Sau đó, bác sĩ mài răng tạo cùi, phục vụ cho việc chế tạo răng tạm và răng sứ.
  • Bước 3: Sau khi cùi răng được mài, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu hàm để đảm bảo rằng răng tạm và răng sứ được vừa khít cùi răng. Ở bước này, bệnh nhân sẽ được bác sĩ gắn trước răng tạm để đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai trong lúc chờ răng sứ hoàn thiện.
  • Bước 4: Sau 2-4 ngày, bệnh nhân sẽ quay lại nha khoa để tháo răng tạm ra và lắp răng sứ. Bác sĩ sẽ kiểm tra độ khớp khít, màu sắc, hình dạng để đảm bảo kết quả phục hình tốt nhất cho bệnh nhân.

Tuy nhiên, thời gian chờ lắp răng sứ có thể khác nhau tùy thuộc vào nha khoa. Những nha khoa không có phòng labo chế tác riêng thường phải thuê ngoài nên sẽ tốn nhiều thời gian hơn để hoàn thiện.

Ngược lại, tại các nha khoa lớn có trang bị phòng labo hiện đại, giúp bạn có thể sở hữu hàm răng sứ đẹp chỉ trong một buổi duy nhất. Điều này có nghĩa là bạn có thể tiết kiệm được thời gian và không cần phải sử dụng răng tạm.

gắn răng giả tạm thời
Bác sĩ đang thao tác lắp phần răng tạm vào cùi răng cho bệnh nhân.

6. Lưu ý gì khi gắn răng tạm sau mài răng làm sứ?

Trong lúc gắn răng tạm và chờ 2-4 ngày để sứ bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Sử dụng bàn chải lông mềm và đánh răng nhẹ nhàng 2 lần/ ngày, tránh chảy mạnh vì có thể làm rớt răng tạm.
  • Sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước sau khi ăn để làm sạch thức ăn thừa ở kẽ răng, phòng tránh vi khuẩn xâm nhập cùi răng.
  • Hạn chế nhai các thức ăn cứng, dai, dẻo ở vùng có lắp răng tạm để phòng tránh việc răng bị hư hỏng.
  • Không tham gia các môn thể thao yêu cầu hoạt động thể chất mạnh
  • Không dùng răng tạm cắn xé bao bì, mở đồ vật để tránh làm tổn thương nướu và răng.
mài răng bọc sứ có gắn răng tạm không
Những lưu ý cần nắm sau khi gắn răng tạm để bảo vệ cùi răng bên trong chắc khỏe.

Tóm lại, việc sử dụng răng tạm khi làm răng sứ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cùi răng và duy trì tính thẩm mỹ. Bọc răng sứ là một kỹ thật khó và phức tạp, yêu cầu bác sĩ phải có tay nghề cao. Do đó, để phòng tránh tối đa biến chứng bạn nên lựa chọn nha khoa uy tín, có bác sĩ chuyên môn giỏi để thực hiện.

Liên hệ ngay với Nha khoa I-Dent DiamondTech để được tư vấn chi tiết

Nha khoa răng sứ I-Dent DiamondTech

  • Địa chỉ: 19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Q.Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh
  • Liên hệ: 0941818618
  • Email: nhakhoaidentdiamondtech@gmail.com
  • Website: https://rangsucaocap.vn/

ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI

    * Thông tin của bạn sẽ được bảo mật!

    Giờ làm việc:

    8h00 đến 20h00