Ê buốt là cảm giác thường gặp sau khi mài răng với biểu hiện nhức nhối, khó chịu. Cảm giác này thường kéo dài trong vài ngày và dần biến mất. Tuy nhiên, nếu răng bị mài quá sâu, nhiễm trùng hoặc còn tồn tại các vấn đề về tủy răng thì tình trạng ê buốt sẽ kéo dài. Hãy cùng I-Dent Diamond tìm hiểu nguyên nhân và cách giảm ê buốt sau khi mài răng trong bài viết bên dưới.
Nội dung bài viết
Toggle1. Nguyên nhân răng bị ê buốt sau khi mài răng do đâu?
Răng bị ê buốt sau khi mài để bọc phụ thuộc nhiều yếu tố. Trong đó, tay nghề bác sĩ, cơ sở nha khoa và do bản thân người bệnh là các nguyên nhân chính.
1.1. Do tay nghề bác sĩ và cơ sở nha khoa
Mài răng bọc sứ có ảnh hưởng gì không còn phụ thuộc vào tay nghề bác sĩ và cơ sở nha khoa:
- Bác sĩ không có chuyên môn cao, thiếu kinh nghiệm: Mài răng có đau không hay có biến chứng gì không còn do chuyên môn của bác sĩ. Trong trường hợp bác sĩ mài cùi răng sai tỷ lệ, khiến răng mài quá sâu hoặc không đều tay sẽ làm lớp ngà răng bị lộ ra ngoài. Ngoài ra, việc bác sĩ lắp răng sứ sai lệch, không vừa khít sẽ gây áp lực lên răng thật. Từ đó làm tổn thương tủy và gây ê buốt.
- Cơ sở nha khoa không đảm bảo tiêu chuẩn y khoa: Có nhiều cơ sở nha khoa sử dụng răng sứ kém chất lượng, keo dán không đảm bảo. Việc này gây ra các phản ứng hóa học với các mô trong miệng. Do đó gây kích ứng và ê buốt sau khi mài răng.
- Chưa điều trị bệnh lý răng miệng: Các bệnh lý về răng miệng không được điều trị triệt để làm tình trạng ê buốt nghiêm trọng hơn.
1.2. Do bản thân người bệnh
Bên cạnh đó, răng ê buốt sau khi mài cũng xuất phát từ bản thân người bệnh. Cụ thể:
- Nướu răng chưa kịp thích nghi với răng giả: Sau khi mài răng và làm răng sứ, nướu cần một thời gian để thích nghi. Do đó, trong thời gian này nướu có thể bị kích ứng và gây ra tình trạng ê buốt.
- Chế độ ăn uống không hợp: Nếu bạn là một người thường xuyên ăn các thức ăn cứng, nóng, lạnh hoặc có tính axit cao sẽ khiến men răng bị tổn thương. Vì vậy răng trở nên nhạy cảm và dễ bị ê buốt.
- Thói quen xấu (nghiến răng): Thói quen xấu nghiến răng khi ngủ sẽ tạo ra lực tác động lớn lên răng. Từ đó dẫn đến mòn men răng và làm lộ các ống tủy. Tình trạng ê buốt răng cũng vì vậy mà trở nên nghiêm trọng hơn.
- Vệ sinh răng không đúng cách: Việc chải răng dùng lực quá mạnh, sử dụng bàn chải lông quá cứng, không sử dụng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng… sẽ làm tổn thương nướu và men răng. Vệ sinh răng sai cách tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm. Từ đó dẫn đến ê buốt.
2. Cách giảm ê buốt sau khi mài răng tại nhà
Ê buốt là tình trạng phổ biến sau khi mài răng bọc sứ. Tuy nhiên bệnh nhân đừng quá lo lắng. Người bệnh có thể áp dụng 5 cách giảm ê buốt đơn giản tại nhà dưới đây:
2.1. Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ
Các loại thuốc giảm đau chứa hoạt chất như paracetamol, ibuprofen… giúp làm giảm cơn ê buốt nhanh chóng. Tuy nhiên, bệnh nhân chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
2.2. Chườm đá lạnh để làm tê liệt dây thần kinh cảm giác
Nhiệt độ lạnh có tác dụng làm co mạch máu, giảm sưng và làm tê liệt các dây thần kinh cảm giác tạm thời. Từ đó dẫn đến làm giảm các cơn ê buốt, đau nhức hiệu quả.
Phương pháp này có cách thực hiện vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần cho đá vào chiếc khăn mỏng, bọc lại. Sau đó chườm lên má ở vị trí răng bị ê buốt trong khoảng 15 – 20 phút.
2.3. Sử dụng nước muối ấm để súc miệng
Nước muối có tính sát khuẩn tự nhiên. Do đó giúp làm sạch khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn gây hại. Nhờ khả năng khử khuẩn hiệu quả mà nước muối pha loãng có khả năng làm giảm các cơn ê buốt.
Người bệnh chỉ cần hòa tan 1 thìa muối với 250ml nước ấm. Sau đó súc miệng từ 2 – 3 lần mỗi ngày sẽ cảm thấy các cơn ê buốt răng giảm dần. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể sử dụng nước muối y tế 0.9% có phân phối tại các hiệu thuốc để súc miệng.
2.4. Sử dụng gel chống ê buốt răng
Gel chống ê buốt có chứa các thành phần như kali nitrat hoặc strontium chloride. Các thành phần này giúp giảm độ nhạy cảm của răng và làm dịu các ống tủy. Nếu gặp tình trạng ê buốt diễn ra, người bệnh chỉ cần thoa một lớp mỏng lên răng. Sau đó, cơn ê buốt sẽ được xoa dịu tức thì.
2.5. Dùng hàm bảo vệ răng bọc sứ khi đi ngủ
Nghiến răng trong khi ngủ là một trong những nguyên nhân gây ê buốt răng. Việc đeo hàm bảo vệ răng khi đi ngủ sẽ giúp giảm áp lực lên răng. Đồng thời bảo vệ men răng và ngăn ngừa tình trạng răng mẻ, vỡ. Từ đó giảm thiểu tình trạng ê buốt.
3. Cách giảm buốt răng sau khi mài tại nha khoa
Nếu các cách giảm ê buốt tại nhà không hiệu quả, bạn nên đến cơ sở nha khoa để được điều trị. Một số phương pháp sẽ được thực hiện bao gồm:
3.1. Điều trị bệnh lý răng miệng
Để khắc phục tình trạng ê buốt do lỗ hổng nhỏ sau khi mài răng, bác sĩ sẽ tiến hành trám răng để bảo vệ tủy và ngăn ngừa viêm nhiễm. Trường hợp tủy răng đã bị viêm, bác sĩ sẽ điều trị hoặc loại bỏ tủy để giảm đau và ngăn ngừa biến chứng.
3.2. Lắp lại mão sứ vừa khít
Răng sứ không vừa, các cạnh sắc nhọn có thể gây kích ứng nướu và ê buốt. Các bác sĩ sẽ tiến hành mài lại răng sứ để đảm bảo độ khít sát với răng thật. Qua đó giảm thiểu khoảng trống cho vi khuẩn xâm nhập.
3.3. Thay răng sứ mới
Nếu mão sứ sau khi điều chỉnh vẫn không vừa khít hoặc bị hư hỏng, bác sĩ sẽ tiến hành lấy lại dấu răng và tạo một mão sứ mới.
4. Chăm sóc răng sau khi mài giúp giảm ê buốt hiệu quả
Sau khi mài răng để bọc sứ, cách chăm sóc răng sứ và vệ sinh răng miệng rất quan trọng. Răng miệng được vệ sinh kỹ càng giúp giảm thiểu cảm giác ê buốt. Đồng thời làm tăng độ bền cho răng sứ. Dưới đây là một số lưu ý:
- Vệ sinh răng miệng hằng ngày: Sử dụng bàn chải lông mềm và chải răng đúng cách 2 lần/ngày. Sử dụng chỉ nha khoa hoặc nước súc miệng để làm sạch thức ăn còn sót lại ở kẽ răng, vùng quanh nướu.
- Chế độ ăn uống khoa học: Ưu tiên ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hoá. Tránh ăn các thức ăn cứng, dai, quá nóng hoặc quá lạnh. Hạn chế đồ uống có màu và chất kích thích vì có thể gây mòn men răng, gây ê buốt.
- Nhai đều cả hai hàm: Khi ăn, nên nhai cả hai hàm để phân tán lực nhai và giảm áp lực lên răng sứ. Việc tập trung nhai một bên quá nhiều có thể khiến răng sứ bị chịu lực quá lớn trong thời gian dài. Từ đó gây ra các vấn đề như nứt vỡ.
- Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần: Việc thăm khám định kỳ tại nha khoa rất quan trọng. Thăm khám thường xuyên nhằm kiểm tra sức khỏe răng miệng. Từ đó phát hiện và điều trị sớm các vấn đề có thể xảy ra.
Với những chia sẻ cách giảm ê buốt sau khi mài răng trên đây, hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn trong việc giảm thiểu cơn ê buốt sau khi mài răng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý chọn đơn vị nha khoa uy tín. Địa chỉ nha khoa có đội ngũ bác sĩ tay nghề cao sẽ giảm thiểu tình trạng ê buốt xảy ra do mài răng không đúng cách. Nếu tình trạng ê buốt vẫn kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, hãy đến ngay các cơ sở nha khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời!