Bọc răng răng sứ là phương pháp thẩm mỹ nha khoa phổ biến. Phương pháp này giúp khắc phục các khuyết điểm về răng như: ố vàng, sứt mẻ, lệch khớp cắn… Từ đó giúp đem lại sự tự tin và cải thiện chức năng nhai. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn: “Liệu sau khi bọc răng sứ bao lâu thì ăn được? Bao lâu thì ăn uống bình thường? Hãy để nha khoa I-Dent DiamondTech giải đáp cho bạn hiểu rõ hơn trong bài viết bên dưới.
1. Bọc răng sứ bao lâu thì ăn được?
Sau từ 1-2 ngày bọc răng sứ là bạn có thể ăn uống bình thường như trước đây và sau khoảng 1 tuần là răng đã hoàn toàn chắc chắn và hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, thời gian đầu sau 1-2 tiếng bọc răng sứ bạn nên hạn chế ăn uống vì răng sứ cần thời gian làm quen với cơ thể mới, phòng tránh việc rơi răng.
2. Bọc răng sứ bao lâu thì bình thường?
Sau khoảng 24 – 48 giờ đầu, bạn sẽ có thể có cảm giác hơi ê buốt, chưa quen với răng mới. Sau 3 – 7 ngày, răng sẽ dần ổn định và cảm giác ăn nhai cũng tự nhiên hơn. Sau 2 – 4 tuần cơ thể đã hoàn toàn bình thường, hoàn toàn quen với răng sứ mới, lúc này bạn có thể ăn nhai bình thường như răng thật.
3. Nên kiêng ăn gì sau khi bọc răng sứ?
Bên cạnh việc tìm hiểu bọc răng sứ bao lâu thì ăn được, bệnh nhân cũng cần tham khảo chế độ ăn uống hợp lý. Chế độ ăn uống phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc giúp răng sứ bền đẹp. Đồng thời hạn chế biến chứng sau khi thực hiện. Vậy bọc răng sứ cần kiêng gì? Một số loại thực phẩm bạn nên kiêng sau khi bọc răng sứ để tránh lớp keo bị bong, ê buốt răng, răng ố vàng :
- Tránh ăn các loại thực phẩm cứng, dai: Các loại hạt (hạnh nhân, óc chó, hạt điều,…), thịt dai (gân, sụn), đồ ăn giòn (bánh quy cứng, bánh mì cứng).
- Tránh các thức ăn gây dính: Mạch nha, kẹo dẻo, kẹo cao su, kẹo lạc, kẹo dừa…
- Tránh các loại thực phẩm quá nóng, quá lạnh: cà phê nóng, trà nóng, kem, đá lạnh…
- Tránh thực phẩm sẫm màu: Cà phê, trà đậm đặc, nước tương, rượu vang đỏ…
- Tránh thực phẩm chua, có tính acid: Cam, chanh, dứa, các loại nước ngọt có ga…
Chế độ ăn uống sau khi bọc sứ.
4. Có nên ăn trước khi bọc răng sứ không?
Trước và sau khi bọc răng sứ thẩm mỹ, bệnh nhân nên hạn chế ăn uống. Đặc biệt, bệnh nhân không nên ăn trước khi bọc răng sứ giúp mang lại kết quả tốt hơn. Các bác sĩ nha khoa khuyến nghị bệnh nhân nên nhịn ăn trong 4 – 6 tiếng trước khi làm răng sứ. Việc này giúp mang lại nhiều lợi ích như:
- Tăng hiệu quả gây tê: Khi khoang miệng sạch sẽ, thuốc tê phát huy công dụng tốt hơn. Từ đó giúp bạn cảm thấy không đau trong quá trình thực hiện.
- Giảm thiểu nguy cơ nôn mửa: Khi bụng đói, nguy cơ xảy ra nôn mửa trong quá trình thực hiện sẽ xảy ra thấp hơn.
- Tăng độ chính xác trong việc lấy dấu răng: Khi thức ăn không có trong khoang miệng, dấu răng sẽ được lấy một cách chính xác hơn. Nhờ đó răng sứ được tạo ra sát khít so với răng thật.
- Giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng: Việc nhịn ăn giúp giảm lượng vi khuẩn trong miệng. Nguy cơ nhiễm trùng răng sau khi bọc sứ cũng vì thế giảm đi đáng kể.
Tuy nhiên, yêu cầu nhịn ăn trước khi bọc răng sứ sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng ca điều trị. Đồng thời còn do kỹ thuật bọc răng, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và chỉ định của bác sĩ. Do đó, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ để đưa ra kết luận chính xác nhất.
5. Chăm sóc răng miệng sau khi bọc sứ đúng cách
- Sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước sau khi ăn: Cách cách chăm sóc răng sứ sau khi bọc cũng góp phần làm tăng tuổi thọ răng sứ. Việc sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước giúp làm sạch kẽ răng và các vùng khó tiếp cận. Chỉ nha khoa còn giúp loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa. Từ đó ngăn ngừa các bệnh về răng miệng.
- Đánh răng dùng lực vừa phải, chải theo chiều dọc: Đánh răng quá mạnh có thể làm mòn men răng và gây tổn thương nướu. Chải răng theo chiều dọc giúp loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa ở kẽ răng một cách hiệu quả mà không gây tổn thương cho răng và nướu.
- Khi ăn uống nên nhai cả hai hàm: Việc nhai đều hai bên sẽ giúp phân tán lực nhai và giảm áp lực lên răng sứ.
- Dành thời gian tái khám định kỳ: Bệnh nhân cần tái khám định kỳ 6 tháng/lần. Thăm khám thường xuyên giúp phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng và có biện pháp khắc phục kịp thời.
6. Những câu hỏi thường gặp
6.1. Mới bọc răng sứ nên ăn gì?
Sau khi làm răng sứ, bạn nên ưu tiên các thực phẩm mềm, dễ nhai và nuốt để tránh tác động mạnh lên răng như: Cơm mềm, cháo, súp, sữa, sinh tố, nước ép hoa quả, bún, phở,… Thực phẩm chứa nhiều canxi và fluor: Pho mát, tôm, cua, cá biển, trứng, rau xanh đậm… giúp răng thật chắc khỏe và hỗ trợ liên kết tốt với răng sứ.
6.2. Ăn quá sớm có ảnh hưởng gì đến răng sứ không?
Nếu ăn quá sớm sau khi bọc răng sứ có thể khiến răng sứ bị lung lay, thậm chí rơi ra. Điều này là do chất kết dính chưa hoàn toàn đông cứng hẳn. Bên cạnh đó, việc ăn nhai quá sớm có thể gây ê buốt răng và ảnh hưởng đến độ bền răng sứ.
6.3. Cảm giác sau khi bọc răng sứ thế nào?
Bạn sẽ cảm thấy lạ lẫm và răng bọc sứ bị ê buốt nhẹ sau khi ăn nhai do răng sứ chưa hoàn toàn tương thích với nướu. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất sau vài ngày
Qua những thông tin trên, hy vọng bạn đã có lời giải đáp thỏa đáng cho thắc mắc: “Bọc răng sứ bao lâu thì ăn được?”. Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề nào như nướu đổi màu, ê buốt hoặc đau nhức, hãy đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.