Khi bọc răng sứ , bác sĩ sẽ mài cùi răng để tạo cùi cho việc bọc mão sứ bên ngoài. Tuy nhiên, nếu kỹ thuật thực hiện không đúng sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến răng thật, nặng hơn có thể dẫn đến mất răng vĩnh viễn. Vậy, tiêu chuẩn mài cùi răng như thế nào và quy trình thực hiện ra sao? Cùng I-Dent DiamondTech tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.
1. Mài cùi răng là gì?
Mài cùi răng là một kỹ thuật quan trọng và cần thực hiện cẩn thận trong quy trình bọc răng sứ thẩm mỹ. Bác sĩ dùng dụng cụ chuyên dụng để mài nhỏ răng theo một tỉ lệ nhất định để cho trụ răng và mão sứ sát khít với nhau. Sau khi răng sứ được bọc lên trên cùi răng sẽ tạo ra một răng sứ mới có tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai y như răng thật.
Ngoài ra, khi mài cùi răng cửa đòi hỏi bác sĩ phải có kỹ thuật và chuyên môn cao. Với vị trí nằm ở đường cười và cấu trúc răng mỏng manh, việc mài cùi răng ở vị trí này cần sự tỉ mỉ và chính xác. Điều này giúp cho răng được mài đúng tỉ lệ và đảm bảo độ sát khít, thuận lợi hơn khi bọc sứ
Quy trình mài răng bọc sứ đúng cách.
2. Mài cùi răng sứ có ảnh hưởng gì không?
Mài răng không gây hại cho sức khỏe răng miệng nếu được thực hiện đúng kỹ thuật bởi bác sĩ có chuyên môn và tay nghề cao. Ngược lại, việc mài cùi răng sứ không đúng cách, do bác sĩ thiếu kinh nghiệm hoặc sử dụng dụng cụ không đảm bảo, có thể dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng cho răng.
Mài răng là một kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi sự tỉ mỉ và kinh nghiệm từ bác sĩ chuyên khoa. Vì vậy, việc tự mài răng và bọc răng sứ tại nhà là không thể và cần có sự can thiệp của bác sĩ.
Răng thường được mài dưới 2mm cho tất cả các vị trí và tác động đến toàn bộ bề mặt răng. Một khi men răng đã được mài thì không thể tự tái tạo và phục hồi lại được.
3. Các tiêu chuẩn mài cùi răng cần tuân thủ
Việc mài cùi răng là một bước quan trọng trong quá trình phục hình răng sứ. Để đảm bảo sức khỏe răng miệng và kết quả thẩm mỹ tốt nhất, bác sĩ phải đảm bảo các tiêu chuẩn khi mài răng sau:
3.1. Bảo tồn cấu trúc răng thật
Bác sĩ chỉ mài răng với tỉ lệ nhất định, hạn chế tối đa việc xâm lấn cấu trúc răng thật. Điều này sẽ giúp kết quả thẩm mỹ răng sứ đạt kết quả tối ưu. Việc mài cùi răng quá nhiều sẽ xâm lấn tủy, gây đau nhức và thậm chí khiến răng lung lay.
Tỉ lệ mài cùi răng khi bọc sứ khác nhau tùy thuộc vào loại răng, cụ thể như sau:
Răng cửa và răng nanh:
- Cổ răng: 0.6mm – 1mm
- Thân răng: 1mm – 1.5mm
- Cạnh cắn: 1.2mm – 2mm
Răng hàm:
- Cổ răng: 0.8mm – 1mm
- Thân răng: 1.5mm – 2mm
- Mặt nhai: 1.5mm – 2mm
3.2. Bảo tồn nha chu, mô mềm xung quanh răng
Khi mài cùi răng sứ, bác sĩ phải bảo tồn, tránh làm tổn thương lợi, dây thần kinh, mạch máu và các mô nha chu xung quanh răng.
3.3. Đảm bảo độ cứng chắc của cấu trúc phục hình
Cùi răng sau khi mài phải đủ cứng chắc, không bị biến dạng như uốn cong, vỡ gãy. Bác sĩ cần tạo khoảng trống vừa đủ để mão sứ vừa vặn với cùi răng vì mỗi loại mão sứ có kích thước và độ dày khác nhau.
3.4. Góc mài phù hợp
Răng thường được mài ở cả 5 mặt khác nhau nhưng góc độ mài phải phù hợp để đảm bảo mão răng sứ có độ bám chắc chắn vào trụ răng. Góc độ mài lý tưởng là phương thẳng đứng, giúp mão răng sứ ôm sát trụ răng, không bị hở mô răng. Đồng thời đảm bảo tỷ lệ mài răng chính xác để răng sứ bám giữ tốt.
3.5. Đường hoàn tất linh hoạt
Đường hoàn tất trong quá trình mài răng cần được thực hiện một cách linh hoạt, phù hợp với từng tỷ lệ mài răng khác nhau. Bác sĩ sẽ lựa chọn đường hoàn tất (có thể ở bề mặt vai hoặc bề mặt cong của răng) sao cho tối ưu nhất. Quan trọng nhất là đường mài phải mịn màng, không sai lệch, tỷ lệ chuẩn xác và đảm bảo răng sứ bám chặt vào bề mặt răng đã mài.
4. Quy trình mài răng chuẩn y khoa diễn ra như thế nào?
Quy trình mài cùi răng chuẩn y khoa được diễn ra trong 5 bước sau:
- Bước 1: Thăm khám và đánh giá tình trạng răng cần mài để thẩm mỹ răng sứ.
- Bước 2: Bác sĩ sử dụng lưỡi dao nha khoa chuyên dụng để tách kẽ răng. Đồng thời vạch rõ đường viền trên cùi răng, xác định chính xác độ dày khi mài rang
- Bước 3: Mài lần lượt 5 mặt ngoài của răng theo thứ tự mặt ngoài, mặt bên, mặt nhai và mặt trong theo tỉ lệ đã xác định trước đó.
- Bước 4: Bác sĩ sẽ tiến hành dùng dụng cụ mũi khoan tốc độ cao để mài đường hoàn tất.
- Bước 5: Chỉnh sửa, bo tròn các góc cạnh răng
Sau khi răng đã được mài, bác sĩ sẽ lấy dấu răng và gửi đến phòng labo răng sứ để chế tác. Trong quá trình chờ răng sứ được chế tác xong, khách hàng sẽ được gắn răng tạm để đảm bảo thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.
Sau 2-3 ngày, khi mão sứ hoàn thiện, khách hàng sẽ quay lại nha khoa để bác sĩ lắp mão sứ lên trụ răng đã mài xong. Vậy là hoàn tất quy trình mài cùi răng và bọc răng sứ.
5. Mài cùi răng có đau không?
Mài cùi răng không gây đau bởi vì trước khi thực hiện bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc tê. Đồng thời, nếu kỹ thuật mài của bác sĩ tốt, dùng thiết bị công nghệ hiện đại và tính toán kỹ lưỡng trước khi mài sẽ giúp quá trình diễn ra này nhanh chóng, ít gây ê buốt.
Tuy nhiên, kỹ thuật mài của bác sĩ kém hoặc thiết bị thô sơ có thể gây đau đớn và xâm lấn quá mức, làm giảm tuổi thọ răng.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình mài cùi răng khi thẩm mỹ nha khoa. Để đảm bảo việc mài răng bọc sứ không ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn nên lựa chọn cơ sở nha khoa có bác sĩ chuyên môn cao để thực hiện.