Bọc răng sứ khó nhai, bị cộm, kênh là tình trạng phổ biến sau khi phục hình răng . Tình trạng này không chỉ gây khó chịu khi ăn nhai mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Hậu quả và cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng nha khoa I-Dent DiamondTech tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết sau.
1. Nguyên nhân bọc răng sứ bị cộm
Bọc răng sứ giúp khắc phục các vấn đề về thẩm mỹ và cải thiện chức năng nhai. Tuy nhiên, một số người gặp phải tình trạng răng sứ bị cộm, cấn. khó khăn khi nhai có thể là do các nguyên nhân sau:
- Mão răng sứ không vừa vặn, bị chế tác sai kích thước và bác sĩ bọc mão sứ bị lệch vị trí so với răng thật.
- Tay nghề bác sĩ kém, sai sót khi mài răng và lấy dấu răng không chuẩn khiến mão răng sứ được làm ra có thể không ôm sát răng thật, làm răng sứ bị lệch khớp cắn.
- Bác sĩ thực hiện gắn răng sứ không đúng vị trí hoặc không căn chỉnh khớp cắn kỹ lưỡng, khiến khớp cắn bị sai lệch.
- Bác sĩ không kiểm tra khớp cắn sau khi hoàn tất và không xử lý triệt để các khoảng trống trên bề mặt răng, Việc làm này có thể dẫn đến tình trạng răng sứ bị cộm hoặc không khớp khi nhai.
- Các bệnh lý răng miệng chưa được điều trị triệt để như sâu răng, viêm lợi , viêm nha chu,…có thể khiến răng dễ bị xô lệch hoặc cộm sau khi phục hình.
- Chế độ chăm sóc răng miệng chưa đúng cách khiến vi khuẩn có thể gây viêm nhiễm làm răng sứ hỏng. Từ đó làm thay đổi vị trí của mão sứ gây cộm và kênh.
2. Ảnh hưởng của việc bọc răng sứ bị cộm, kênh
Răng bị kênh hoặc cộm không chỉ gây khó chịu khi ăn nhai mà còn ảnh hưởng đến việc sinh hoạt và sức khỏe răng miệng. Cụ thể:
- Răng sứ bị lệch, không ôm sát vào nướu sẽ khiến hàm răng trông mất tự nhiên. Đặc biệt, nếu răng cửa bị cộm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ, khi cười sẽ dễ lộ khuyết điểm, khiến bạn thiếu tự tin khi giao tiếp.
- Răng sứ bị cộm tạo áp lực không đều lên răng và nướu, dẫn đến đau nhức, ê buốt kéo dài.
- Răng sứ không khớp có thể tạo khe hở giữa răng và nướu, khiến thức ăn dễ mắc vào kẽ răng. Lâu ngày, vi khuẩn tích tụ sẽ gây hơi thở có mùi hôi, viêm lợi, tụt nướu răng sứ, sâu răng ở răng thật bên dưới mão sứ hay thậm chí là răng bọc sứ bị viêm tủy.
- Khi răng sứ bị cộm, chúng có thể cọ xát vào nướu và má trong, làm răng sứ bị viêm nướu, sưng tấy hoặc loét miệng.
- Việc nhai không cân đối do răng sứ bị cộm có thể gây lệch khớp cắn, nếu không điều chỉnh sớm, bạn có thể bị đau khớp thái dương hàm.
3. Cách khắc phục lắp răng sứ bị kênh
Sau khi thăm khám và xác định nguyên nhân bọc răng sứ khó nhai, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp. Dưới đây là một số cách khắc phục:
- Trám khe hở nếu răng sứ bị cộm nhẹ: Nếu tình trạng cộm xuất phát từ khe hở giữa răng sứ và răng thật, bác sĩ có thể trám bít lại để lấp kín khoảng trống.
- Chỉnh lại mão sứ nếu bị gắn lệch: Nếu răng sứ bị cộm do lắp không đúng vị trí, bác sĩ sẽ điều chỉnh để mão sứ ôm sát trụ răng hơn. Trong trường hợp mão sứ bị lệch quá nhiều và không thể chỉnh sửa, bạn sẽ được bọc lại răng sứ mới để đảm bảo khớp cắn chuẩn xác.
- Bọc răng sứ mới nếu sai kích thước: Khi mão sứ có kích thước quá to, quá nhỏ hoặc không phù hợp bác sĩ sẽ tháo bỏ. Ngoài ra, nếu răng sứ bị kênh, cộm do mài cùi răng không chính xác, bác sĩ sẽ tháo mão sứ, điều chỉnh lại đường mài. Sau đó, bác sĩ lấy dấu răng mới để chế tác răng sứ phù hợp.
- Cách khắc phục răng sứ bị cộm do chăm sóc răng miệng sai cách: Bạn cần thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách, dùng chỉ nha khoa và súc miệng thường xuyên theo hướng dẫn từ bác sĩ để tránh các vấn đề viêm nhiễm.
- Điều chỉnh khớp cắn hoặc niềng răng nếu cần: Nếu răng sứ bị cộm do khớp cắn sai lệch, bác sĩ có thể thực hiện điều chỉnh nhẹ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sai khớp cắn nghiêm trọng, bạn cần niềng răng trước khi bọc sứ để đảm bảo hiệu quả phục hình tốt nhất.
Tháo răng sứ cũ và bọc lại răng sứ mới giúp cải thiện nhiều vấn đề răng sứ thường gặp sau một thời gian sử dụng.
4. Hướng dẫn cách nhai khi bọc răng sứ khó nhai
Sau khi bọc sứ cho răng, tình trạng khó nhai xảy ra rất phổ biến do răng thật và nướu cần thời gian để thích nghi. Nếu bạn gặp tình trạng này, hãy áp dụng những cách sau để giảm cảm giác khó chịu:
- Ưu tiên thực phẩm mềm khi ăn uống: Cháo, súp, thịt luộc, cá hấp giúp giảm áp lực lên răng sứ.
- Cắt nhỏ thức ăn: Hạn chế dùng răng sứ để cắn trực tiếp thực phẩm cứng.
- Nhai chậm, nhẹ nhàng: Tránh tạo lực quá mạnh gây đau nhức.
- Sử dụng cả hai hàm: Phân bổ lực nhai đều để tránh lệch khớp cắn.
- Hạn chế thức ăn quá nóng/lạnh: Giảm nguy cơ ê buốt răng sứ.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Súc miệng nước muối và dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn.
Tuy nhiên, nếu tình trạng nhai khó khăn kéo dài, bạn hãy đến nha khoa để kiểm tra và điều chỉnh răng sứ kịp thời.
5. Câu hỏi thường gặp
5.1. Các hiện tượng bất thường sau khi bọc răng sứ là gì?
Ngoài việc sau khi bọc răng sứ khó nhai, bị cộm nếu bạn thấy các hiện tượng bất thường sau nên đến nha khoa để gặp bác sĩ kiểm tra:
- Hơi thở có mùi hôi: Có thể là do răng sứ không sát khít hoặc kéo nha khoa không đạt chuẩn.
- Răng sứ bị nứt, vỡ: Có thể đến từ việc sử dụng răng sứ kém chất lượng.
- Chết tủy răng: Có thể là do quá trình mài răng bọc sứ không thực hiện đúng kỹ thuật.
- Sưng viêm lợi: Có thể là do bác sĩ gắn răng sứ quá sát chân nướu khiến nướu bị tác động và tổn thương.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu ra được nguyên nhân gây nên tình trạng bọc răng sứ khó nhai, kênh và khó nhai cũng như các cách khắc phục. Khi gặp các tình trạng này, bạn hãy đến ngay nha khoa để thăm khám và điều trị kịp thời để tránh biến chứng.