Răng sứ bị hỏng do đâu? Dấu hiệu là gì? Cách khắc phục hiệu quả
Cố vấn chuyên môn: BSCKI Mai Hồng Thái
- Trưởng khoa I-Dent DiamondTech.
- 13 năm kinh nghiệm – 4.000 ca thẩm mỹ răng sứ thành công.
Bọc răng sứ bị hỏng là trường hợp răng sứ sứt, mẻ, lung lay do các nguyên nhân như: kỹ thuật bọc sứ không đảm bảo, răng sứ kém chất lượng… Răng sứ hư hỏng dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: viêm nướu, viêm nha chu, mất răng thật… Vậy làm sao để khắc phục răng sứ bị hư? Cùng I-Dent DiamondTech theo dõi ngay bài viết dưới đây!
1. Dấu hiệu nhận biết răng sứ bị hỏng
Tình trạng răng sứ bị hỏng sẽ có một số biểu hiện sau:
- Sưng đỏ vùng nướu gây ê buốt khó chịu: Nướu bị sưng lên, tấy đỏ và dễ chảy máu khi đánh răng. Bệnh nhân có thể bị đau âm ỉ ở vùng răng sứ và nướu, đặc biệt khi nhai nuốt hoặc tiếp xúc với thức ăn nóng, lạnh.
- Viêm nướu và đau nhức kéo dài không thuyên giảm: Nướu xung quanh răng bọc sứ sưng tấy, có màu đỏ đậm, to và dày hơn so với vùng nướu bình thường. Trong trường hợp nặng, có thể xuất hiện ổ mủ màu trắng đục và răng sứ bị tụt lợi, lộ chân răng. Nướu cũng trở nên mềm, nhớt và không săn chắc. Bệnh nhân có răng bọc sứ bị sưng nướu sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội kéo dài không giảm.
- Hôi miệng: Hơi thở xuất hiện mùi hôi khó chịu ngay cả khi bệnh nhân vừa mới vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
- Răng sứ bị đổi màu sắc hoặc sứt mẻ, gãy vỡ sau một thời gian ngắn sử dụng.
- Răng sứ bị hở ở giữa vùng tiếp giáp răng sứ và cùi răng thật. Nướu bị tụt dần xuống dưới và làm lộ cùi răng thật ở bên trong.
- Ăn nhai khó khăn do sai khớp cắn. Bệnh nhân khi ăn nhai sẽ thấy ê buốt,đau nhức và khó khăn khi nhai.
- răng sứ bị lung lay: Răng sứ không ổn định ở một vị trí, dùng tay chạm vào sẽ thấy lỏng lẻo và có thể lệch ra khỏi cùi răng thật hoặc răng sứ bị rớt ra.
2. Nguyên nhân làm răng sứ bị hỏng
Làm răng sứ bị hỏng có thể đến từ 4 nguyên nhân dưới dây:
- Do kỹ thuật bọc răng sứ và chuyên môn bác sĩ chưa đáp ứng
Nếu bác sĩ không có chuyên môn hoặc thực hiện sai kỹ thuật, có thể dẫn đến tình trạng mài răng quá mức thì tác hại của bọc răng sứ là xâm lấn cấu trúc răng thật, khiến răng yếu đi và nhạy cảm. Điều này có thể làm cho răng sứ bị hỏng và chất lượng giảm nhanh chóng sau một thời gian sử dụng.
Ngoài ra, nếu bác sĩ lấy dấu răng không chính xác, mão sứ chế tác ra sẽ không tương thích với cùi răng. Mão sứ không khít sát sẽ tạo ra kẽ hở, khiến nướu quanh chân răng bị chảy xệ xuống, lộ cổ chân răng. Lực ăn nhai liên tục tác động sẽ làm cho răng sứ yếu đi, dễ bị hỏng và lệch.
- Do răng sứ kém chất lượng
Răng sứ kém chất lượng thường được làm từ vật liệu không đảm bảo, không rõ nguồn gốc, dẫn đến độ bền thấp, khả năng chịu lực và chịu nhiệt kém. Do đó, khi phải chịu tác động từ quá trình ăn nhai hàng ngày, răng sứ nhanh chóng xuống cấp và dễ gặp các vấn đề hư hỏng như bong tróc mảng sứ, xuất hiện vết nứt trên bề mặt, hoặc bị rơi ra ngoài.
- Do chưa được điều trị dứt điểm bệnh lý răng miệng
Nếu các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… không được điều trị triệt để trước khi bọc sứ sẽ khiến cho tình trạng nhiễm trùng vẫn tiếp diễn. Vi khuẩn tiếp tục tấn công và gây tổn thương nặng nề đến các mô nâng đỡ răng, làm tụt nướu, tiêu xương ổ răng. Khi mô răng thật bị suy yếu, răng sứ sẽ không còn điểm bám vững chắc nên răng sứ dễ bị hư hỏng.
- Vệ sinh răng miệng kém
Răng sứ bị hỏng sau một thời gian ngắn sử dụng có thể do vệ sinh răng miệng kém. Mảng bám thức ăn không được làm sạch tích tụ lâu ngày ở kẽ răng và chân răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại sinh sôi. Vi khuẩn tấn công răng và nướu, gây viêm nhiễm và phá hủy cùi răng thật bên trong. Mô răng không đủ vững chắc sẽ dẫn đến răng sứ bị hư hỏng nhanh chóng.
Ngoài ra, chải răng quá mạnh theo chiều ngang có thể làm tổn thương lớp sứ bên ngoài, gây nứt, mẻ răng sứ.
3. Các trường hợp hỏng răng sau khi bọc sứ
Dưới đây là một số trường hợp mà bọc răng sứ bị hỏng có thể xảy ra:
3.1. Răng sứ bị sứt mẻ
Bề mặt răng sứ thẩm mỹ có thể xuất hiện vết nứt hoặc một phần bị mẻ, khiến cùi răng thật lộ ra, gây đau nhức và ê buốt. Tình trạng răng sứ bị hỏng này thường xảy ra do răng sứ phải chịu tác động mạnh như ăn nhai đồ cứng với lực nhai quá mạnh hoặc bị té va đập. Nếu các vết nứt mẻ không được xử lý kịp thời, chúng có thể làm gãy vỡ răng sứ, gây đau đớn và ảnh hưởng đến răng thật bên trong.
3.2. Răng sứ bị tụt nướu
Răng sứ hư tụt nướu khiến cho phần nướu dễ bị sưng đỏ và chảy máu. Tụt nướu còn làm lộ chân răng thật bên trong, khiến mô xung quanh chân răng biến mất và để lộ ngà răng. Lúc này, răng sứ hỏng sẽ rất nhạy cảm, dễ bị kích ứng, gây đau nhức và ê buốt.
Đồng thời xuất hiện khe hở giữa vùng tiếp giáp răng sứ và nướu, dễ gây dắt thức ăn, vi khuẩn xâm nhập gây đau nhức, viêm nhiễm.
3.3. Răng sứ bị lỏng
Răng sứ bị lỏng là tình trạng mão sứ không còn cố định chắc chắn trên răng thật và không thẳng hàng với các răng bên cạnh gây cảm giác lung lay khi ăn nhai. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều khó khăn khi ăn nhai. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như viêm nhiễm, viêm nha chu, mất răng,..
3.4. Răng sứ bị cộm, lệch khớp cắn
Nếu bác sĩ bọc răng sứ sai kỹ thuật hoặc mão sứ được chế tác sai kích thước, dẫn đến bọc răng sứ bị lệch khớp cắn gây cộm cấn. Lệch khớp cắn làm giảm khả năng nhai, cắn xé thức ăn và có thể gây ra những cơn đau nhức nghiêm trọng. Ngoài ra, việc nhai thức ăn không kỹ lưỡng trong thời gian dài còn có thể gây ra các bệnh về đường tiêu hóa.
3.5. Răng sứ bị sâu
Nếu bác sĩ không thực hiện bọc răng sứ đúng kỹ thuật, chân răng có thể bị hở. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong mão răng và gây sâu răng thật bên dưới. Nếu sâu răng không được điều trị kịp thời, nó có thể tiến triển và gây nhiễm trùng tủy răng. Khi đó, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức dai dẳng. Trường hợp răng bọc sứ hỏng nặng hơn, tủy răng có thể bị hoại tử, dẫn đến biến chứng áp xe rất nguy hiểm.
4. Răng sứ bị hỏng gây ảnh hưởng gì?
Răng sứ bị hỏng gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, thẩm mỹ, khả năng ăn nhai và tăng nguy cơ mất răng thật:
- Răng sứ bị hỏng do sứt mẻ sẽ tạo ra các mảnh vỡ, khi bệnh nhân ăn nhai thì các mảnh vỡ có thể gây trầy xước, làm chảy máu các mô mềm trong khoang miệng. Khi răng sứ bị hỏng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây ra các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm lơi, viêm tủy,..
- Răng sứ hỏng sẽ ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai, răng bị ê buốt, đau nhức hoặc sức nhai yếu đi làm bệnh nhân ăn nhai khó khăn.
- Khi răng sứ hỏng đặc biệt là răng cửa thì sẽ gây mất thẩm mỹ khi cười hoặc giao tiếp.
- Răng sứ hỏng nặng có thể tác động xấu đến cùi răng thật và tăng nguy cơ mất răng thật.
5. Cách khắc phục răng sứ bị hỏng
Vậy răng sứ bị hư có làm lại được không? Nếu răng sứ hỏng và trường hợp cùi răng thật còn chắc chắn thì có thể làm lại được bằng cách thay răng sứ mới và lắp vào vị trí răng sứ hỏng trước đó để phục hồi. Tuy nhiên, trường hợp răng sứ bị hỏng làm răng thật tổn thương nặng thì không thể bọc sứ lại mà bác sĩ sẽ chỉ định phương án khắc phục khác.
Tùy vào từng trường hợp răng sứ bị hỏng mà bác sĩ sẽ tiến hành điều trị và bọc răng sứ mới cho bệnh nhân:
- Nếu răng sứ bị hỏng do vật liệu dán sứ làm răng sứ rơi ra ngoài:
Nếu răng sứ bị rớt ra mà vẫn còn nguyên vẹn, bác sĩ có thể khắc phục bằng cách gắn lại răng sứ vào vị trí cũ với keo dán chuyên dụng. Khi răng sứ đã bị hỏng nặng đến mức không thể phục hồi, giải pháp tối ưu là thay thế bằng một chiếc răng sứ mới.
- Nếu răng sứ hỏng do sử dụng răng sứ kém chất lượng, gây kích ứng:
Trường hợp bệnh nhân sử dụng răng sứ kém chất lượng, gây kích ứng khoang miệng hoặc làm đen viền nướu thì bác sĩ sẽ thay răng sứ mới cấu tạo 100% từ sứ nguyên chất (răng toàn sứ) để đảm bảo an toàn cũng như duy trì tính thẩm mỹ lâu dài.
- Nếu răng sứ hỏng do bọc sai kỹ thuật:
Nếu răng sứ bị hỏng do thực hiện sai kỹ thuật, dẫn đến sai lệch kích thước giữa răng sứ và cùi răng thật, bác sĩ sẽ tháo bỏ mão sứ cũ và thay bằng răng sứ mới.
- Nếu răng sứ hỏng do vệ sinh răng miệng kém:
Nếu răng sứ bị hỏng do vệ sinh răng miệng kém, bác sĩ sẽ tháo bỏ mão sứ, kiểm tra tình trạng răng thật, làm sạch và điều trị dứt điểm các bệnh lý (nếu có). Sau đó, bác sĩ sẽ phục hình lại răng sứ. Đồng thời, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc răng sứ đúng cách để tránh tình trạng tương tự xảy ra.
6. Câu hỏi thường gặp về răng sứ bị hỏng
Răng sứ có sửa được không?
Trong hầu hết trường hợp, răng sứ bị hỏng không thể sửa chữa và cần phải thay mới. Chỉ một số ít trường hợp răng sứ nứt hoặc mẻ rất nhỏ, không ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, bác sĩ mới có thể mài lại chỗ mẻ cho láng và đánh bóng.
Bọc răng sứ có bị hư răng thật không?
Bọc răng sứ đúng kỹ thuật sẽ không làm yếu hoặc hỏng răng thật. Thực tế, mão răng sứ còn có tác dụng bảo vệ răng thật khỏi các tác nhân gây hại từ bên ngoài. Tuy nhiên, nếu quy trình thực hiện không đảm bảo, răng thật bị mài quá nhiều, có thể gây ê buốt hoặc tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng. Vì vậy, việc lựa chọn nha khoa uy tín và bác sĩ có tay nghề cao là vô cùng quan trọng.
Tháo răng sứ làm lại có đau không?
Tháo răng sứ làm lại là một kỹ thuật nha khoa đơn giản và không tốn nhiều thời gian nhằm khắc phục tình trạng răng sứ bị hỏng. Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê vùng điều trị, vì vậy bệnh nhân sẽ không cảm thấy ê buốt hay đau nhức trong quá trình tháo răng sứ cũ và lắp răng sứ mới. Bệnh nhân có thể hoàn toàn an tâm thực hiện.
Răng sứ bị hỏng thường có nhiều biểu hiện như: sưng đỏ vùng nướu, hôi miệng, răng sứ bị vỡ, mẻ, lung lay… Tình trạng này gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý răng miệng, thậm chí mất cả răng thật. Do đó để phòng ngừa một cách hiệu quả, bệnh nhân nên lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín và chăm sóc răng miệng cẩn thận sau khi làm răng.
Liên hệ ngay với Nha khoa I-Dent DiamondTech để được tư vấn chi tiết
Nha khoa răng sứ I-Dent DiamondTech
- Địa chỉ: 19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Q.Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh
- Liên hệ: 0941818616
- Email: nhakhoaidentdiamondtech@gmail.com
- Website: https://rangsucaocap.vn/