Bọc răng sứ bị nhiễm trùng xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào vùng răng đã được bọc sứ, gây viêm nhiễm. Triệu chứng thường gặp là nướu sưng đau, chảy máu chân răng, và chảy mủ. Nguyên nhân chính của nhiễm trùng sau bọc răng sứ là do kỹ thuật bọc răng không đúng, mão sứ không phù hợp hoặc vệ sinh răng miệng không đúng cách. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là mất răng. Vậy cách điều trị như thế nào? Hãy cùng I-Dent DiamondTech tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây!
Nội dung bài viết
Toggle1. Dấu hiệu răng bọc sứ bị nhiễm trùng?
Nhiễm trùng sau khi bọc răng sứ thường có dấu hiện khá rõ ràng và bệnh nhân có thể dễ dàng nhận thấy:
- Nướu sưng tấy và đau nhức: Răng bọc sứ bị sưng nướu, vùng nướu xung quanh răng bị nhiễm trùng sẽ chuyển sang màu đỏ sậm hoặc đỏ tím, sưng to. Bệnh nhân có thể cảm nhận được cơn đau nhẹ hoặc dữ dội, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.
- Đau âm ỉ: Cơn đau âm ỉ, kéo dài nhiều ngày, kèm theo ê buốt là một dấu hiệu phổ biến của nhiễm trùng. Khi tình trạng nặng hơn, cơn đau có thể lan rộng lên trên hoặc xuống dưới mặt, ảnh hưởng đến vùng tai, hàm hoặc đầu.
- Chân răng tích tụ mủ: Khi răng bị nhiễm trùng, các mô nướu sẽ rút hết chất lỏng nhiễm bệnh, khiến dịch mủ không thể thoát ra ngoài qua đường nướu. Dịch mủ sẽ tích tụ trong chân răng, gây sưng mặt nghiêm trọng. Vùng xung quanh răng bị nhiễm trùng sẽ sưng đầu tiên, sau đó lan rộng ra khắp hàm mặt. Bệnh nhân có thể cảm nhận được các túi mủ ở chân răng, và khi ấn vào sẽ có cảm giác đau hoặc vỡ mủ.
- Chảy máu từ chân răng: Răng bọc sứ bị chảy máu, vi khuẩn tấn công răng và nướu, gây tổn thương, viêm nhiễm và làm yếu cấu trúc xương hỗ trợ chân răng. Điều này khiến chân răng dễ bị chảy máu khi tác động nhẹ.
- Hơi thở hôi: Vi khuẩn gây nhiễm trùng dưới nướu phá vỡ protein, giải phóng các hợp chất lưu huỳnh có mùi hôi. Điều này khiến hơi thở có mùi khó chịu hoặc bệnh nhân sẽ cảm thấy vị lạ trong miệng. Ngoài ra, nếu mủ từ chân răng chảy ra cũng có thể gây mùi hôi.
- Nếu nhiễm trùng răng bọc sứ trở nên nghiêm trọng, bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng như: răng sứ bị lung lay, sốt, sưng hạch, cứng hàm khó mở miệng ăn uống,…
2. Nguyên nhân nào gây nhiễm trùng khi bọc sứ?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị nhiễm trùng khi bọc răng sứ. Dưới đây là 5 nguyên nhân phổ biến:
2.1 Tay nghề của bác sĩ
Tay nghề bác sĩ đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng sau khi bọc răng sứ. Nếu bác sĩ thiếu chuyên môn hoặc kỹ thuật kém, bệnh nhân có thể gặp phải các biến chứng dẫn đến nhiễm trùng răng bọc sứ:
- Vệ sinh khoang miệng không kỹ: Việc bác sĩ vệ sinh không sạch sẽ trước khi bọc sứ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, tấn công răng gây nhiễm trùng.
- Mài răng sai tỷ lệ, mài quá nhiều, có thể gây tổn hại đến khoảng sinh học – một hàng rào bảo vệ răng khỏi vi khuẩn. Khi khoảng sinh học bị xâm phạm, cơ thể sẽ cố gắng tạo ra hàng rào mới để bảo vệ răng, dẫn đến tụt nướu và tiêu xương. Tụt nướu và tiêu xương tạo ra các kẽ hở, nơi trú ngụ lý tưởng cho vi khuẩn, gây nhiễm trùng chân răng. Ngoài ra, mài răng quá nhiều làm tổn thương ngà răng và tủy răng, tăng nguy cơ nhiễm trùng, tụt lợi hoặc tiêu xương.
- Kỹ thuật lắp răng sứ không đảm bảo độ sát khít có thể dẫn đến thức ăn bị kẹt lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Điều này có thể gây ra các hậu quả làm răng sứ như viêm nhiễm, sâu răng, răng bọc sứ bị viêm tủy, viêm nướu, áp xe răng,..
- Bác sĩ làm không cẩn thận, tác động mạnh lên nướu có thể gây kích ứng, dẫn đến nhiễm trùng.
2.2 Bệnh lý răng miệng chưa được điều trị
Bệnh lý răng miệng chưa được điều trị dứt điểm, như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,.. có thể gây nhiễm trùng khi bọc răng sứ. Việc không đảm bảo môi trường vô khuẩn trước khi bọc sứ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tiếp tục phát triển, tấn công và gây viêm nhiễm nghiêm trọng. Ngoài ra, điều này cũng có thể tạo điều kiện cho ổ sâu răng mới hình thành, ảnh hưởng đến tủy răng và gây nhiễm trùng.
Ngoài ra, việc đặt mão răng sứ lên miếng trám cũ tiềm ẩn nguy cơ cao gây viêm nhiễm do vi khuẩn từ miếng trám cũ xâm nhập và gây đau nhức cho răng.
2.3 Mão răng sứ không đúng kích thước
Việc sử dụng mão sứ có kích thước không đúng với răng thật thi trong quá trình ăn uống sẽ gia tăng áp lực lên chân răng và dây thần kinh. Theo thời gian sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm thậm chí là nhiễm trùng.
2.4 Chăm sóc răng miệng sai cách
Chăm sóc răng miệng sai cách có thể dẫn đến nhiễm trùng răng bọc sứ. Chải răng không sạch, không dùng chỉ nha khoa hoặc nước súc miệng có thể khiến vụn thức ăn còn sót lại, hình thành mảng bám chứa vi khuẩn. Nếu không loại bỏ kịp thời, vi khuẩn sẽ xâm nhập sâu bên trong và gây nhiễm trùng răng bọc sứ.
3. Cách khắc phục tình trạng răng bọc sứ bị nhiễm trùng
Để khắc phục tình trạng răng bọc sứ bị nhiễm trùng, cần thăm khám điều trị tại nha khoa và vệ sinh răng miệng đúng cách.
3.1 Thăm khám và điều trị tại nha khoa
Khi phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng răng sứ, bệnh nhân cần nhanh chóng đến nha khoa thăm khám và điều trị. Việc thăm khám và điều trị sớm là cách tốt nhất để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.
Tại nha khoa, các bác sĩ sẽ kiểm tra và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp:
- Uống thuốc kháng sinh theo kê đơn của bác sĩ
Đối với trường hợp nhiễm trùng nhẹ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh như Ibuprofen, Diclofenac, Meloxicam, Etoricoxib… để tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng và giảm đau, kháng viêm. Các loại thuốc này thường được sử dụng cho trường hợp đau nhức răng dữ dội kèm theo sưng tấy.
- Điều trị triệt để bệnh lý răng miệng
Để điều trị nhiễm trùng răng bọc sứ do bệnh lý răng miệng, bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị triệt để các bệnh lý này. Bác sĩ sẽ tháo răng sứ và thực hiện các kỹ thuật nha khoa đặc biệt để điều trị các bệnh lý như sâu răng, viêm tủy, viêm nướu, viêm nha chu… Sau khi bệnh lý được điều trị dứt điểm, bác sĩ sẽ tiến hành lắp mão sứ trở lại.
- Cắt lợi, làm sạch ổ viêm nhiễm
Để điều trị nhiễm trùng răng bọc sứ do khung răng sứ nằm sâu trong lợi, bác sĩ sẽ tiến hành cắt lợi và làm sạch ổ viêm nhiễm. Nếu không can thiệp, viêm nhiễm có thể lan rộng gây tiêu xương ổ răng và mất răng. Bác sĩ sẽ nạo sạch các vị trí viêm nhiễm và tiến hành cắt lợi để xử lý tình trạng này.
- Cấy ghép lợi
Cấy ghép lợi được chỉ định khi khoảng sinh học quanh răng bị tổn thương, dẫn tới tiêu xương, tụt lợi, và tăng mức độ nhiễm trùng khi bọc sứ.
Bác sĩ sẽ tiến hành ghép mô nướu để tái tạo hình dạng cho nướu răng, ngăn tụt nướu, tiêu xương và phục hồi khoảng sinh học quanh răng. Thông thường, bệnh nhân sẽ được ghép lợi kết hợp bọc lại răng sứ để điều trị dứt điểm nhiễm trùng.
- Bọc lại răng sứ mới
Bọc răng sứ mới là giải pháp khắc phục cho tình trạng nhiễm trùng do bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật. Bác sĩ sẽ tháo mão sứ cũ, điều trị nhiễm trùng và sau đó lắp mão sứ mới.
3.2 Vệ sinh răng miệng đúng cách
Để khắc phục và ngăn ngừa nhiễm trùng răng sứ, bệnh nhân nên thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách với các biện pháp sau đây:
- Đánh răng kỹ lưỡng
Bệnh nhân chải răng nhẹ nhàng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm. Khi chải răng nên chải theo chiều xoay tròn ở tất cả vị trí răng. Chú ý vệ sinh kỹ vùng xung quanh mão sứ và cả bên dưới mép nướu.
- Sử dụng chỉ nha khoa
Đừng quên sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa ở những kẽ răng, nhất là vùng tiếp giáp giữa răng thật và răng sứ.
- Súc miệng bằng nước muối ấm
Mỗi ngày người bệnh có thể súc miệng bằng nước muối ấm 2 – 3 lần để làm dịu cơn đau, kháng viêm và tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng. Bên cạnh đó, biện pháp này còn giúp giảm sưng tấy, bảo vệ nướu khỏe mạnh và giúp chữa lành các tổn thương.
- Chườm lạnh
Bệnh nhân có thể cải thiện tình trạng sưng đau răng bằng biện pháp dùng khăn lạnh hoặc túi đá lạnh chườm lên má, xung quanh vị trí răng bị đau trong khoảng 10 – 15 phút. Mỗi ngày lặp lại 2 – 3 lần.
4. Địa chỉ bọc răng sứ uy tín không bị nhiễm trùng
I-Dent DiamondTech là địa chỉ bọc răng sứ uy tín, chất lượng tại TP HCM. Nha khoa cam kết mang đến cho bệnh nhân kết quả điều trị thành công, an toàn và không xảy ra biến chứng nhiễm trùng.
- Đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp
ha khoa I-Dent DiamondTech sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, được đào tạo chuyên sâu tại các trường y khoa danh tiếng như Đại học Y Dược TPHCM hoặc tu nghiệp nhiều năm ở Pháp. Với hơn 10 năm kinh nghiệm và đã thực hiện thành công hàng nghìn ca bọc sứ, các bác sĩ tại I-Dent DiamondTech cam kết an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân trong từng thao tác, đảm bảo không xảy ra nhiễm trùng khi bọc răng sứ.
- Trang thiết bị hiện đại
I-Dent DiamondTech ứng dụng hệ thống công nghệ và trang thiết bị hiện đại nhập khẩu từ Châu Âu để hỗ trợ quá trình bọc răng sứ. Nhờ đó, quá trình bọc răng sứ diễn ra chính xác, hạn chế tối đa việc mài nhỏ răng, tránh kích ứng nhiễm trùng và đảm bảo hiệu quả lâu dài.
- Vật liệu sứ chính hãng
I-Dent DiamondTech cam kết sử dụng 100% vật liệu sứ chính hãng, chất lượng cao từ các thương hiệu nổi tiếng của Mỹ và Đức như DDBio, Cercon HT, Nacera 9Max, Lava Plus, Lava Esthetic…Vật liệu sứ được sử dụng có tính tương thích sinh học tốt, không gây kích ứng hay viêm nhiễm cho nướu và răng.
- Chính sách bảo hành đến 20 năm
Chính sách bảo hành răng sứ 20 năm của I-Dent DiamondTech không chỉ là cam kết về chất lượng mà còn là minh chứng cho sự an toàn của dịch vụ bọc răng sứ.
- Hệ thống phòng điều trị vô trùng tránh lây nhiễm
Hệ thống phòng điều trị tại I-Dent DiamondTech được thiết kế riêng biệt, khép kín, đảm bảo chỉ có 1 bác sĩ và 1 bệnh nhân trong mỗi phòng. Toàn bộ thiết bị, máy móc và dụng cụ được vô trùng bằng tia cực tím để tránh lây nhiễm chéo, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị.
Bọc răng sứ bị nhiễm trùng là biến chứng nguy hiểm, dẫn tới nhiều vấn đề răng miệng nghiêm trọng, thậm chí là mất răng. Do đó, khi phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng như nướu sưng đỏ, đau âm ỉ, chân răng tích tụ mủ,.. bệnh nhân phải nhanh chóng đến gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, để ngăn ngừa tình trạng này, người bệnh nên tìm hiểu thông tin kỹ lưỡng để lựa chọn đúng nha khoa uy tín bọc răng sứ.