Nguyên nhân răng sứ bị rớt ra? Cách khắc phục sứt răng sứ
Cố vấn chuyên môn: BSCKI Mai Hồng Thái
- Trưởng khoa I-Dent DiamondTech.
- 13 năm kinh nghiệm – 4.000 ca thẩm mỹ răng sứ thành công.
Bọc răng sứ là phương pháp thẩm mỹ hiệu quả và quen thuộc. Phương pháp này giúp khắc phục nhiều khiếm khuyết răng miệng và mang lại hàm răng đều đẹp, trắng sáng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân như lực nhai quá mạnh, hết tuổi thọ, tay nghề bác sĩ kém… làm răng sứ bị bung rớt ra ngoài. Vậy răng sứ bị rớt ra có gắn lại được không? Cách khắc phục như thế nào? Cùng I-Dent DiamondTech tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây!
1. Nguyên nhân răng sứ bị rớt ra ngoài
Răng sứ được gắn cố định với răng thật và không bị rơi ra. Bác sĩ sẽ mài và chỉnh sửa cùi răng thật để tạo trụ răng. Sau đó chụp mão sứ lên trên và cố định chắc chắn bằng keo nha khoa chuyên dụng. Nhờ đó, răng sứ không bị rơi ra và giúp khách hàng ăn nhai thoải mái. Đồng thời dễ dàng vệ sinh răng miệng giống như răng thật.
Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân khiến răng sứ bị hỏng, rớt ra ngoài:
2.1. Tác động lực ăn, nhai quá mạnh
Răng sứ tuy có độ cứng cao nhưng vẫn là răng giả. Vì vậy mà răng sứ không có độ dẻo dai như răng thật. Việc thường xuyên sử dụng thực phẩm cứng, dai hoặc thói quen nghiến răng, nhai cắn quá mạnh tạo áp lực lớn lên răng sứ. Lâu dần khiến cho răng sứ lung lay, xô lệch, nứt vỡ và rơi ra khỏi răng thật.
2.2. Răng sứ hết tuổi thọ sử dụng
Tuổi thọ trung bình của răng sứ là từ 7 – 20 năm. Sau thời gian này, độ bền của răng sứ giảm đi đáng kể. Lớp keo liên kết giữa răng sứ và cùi răng thật bị mài mòn do ảnh hưởng của thức ăn, vi khuẩn và nước bọt. Độ chắc chắn của mão sứ cũng suy yếu dần và bị rớt ra ngoài.
2.3. Keo dán sứ kém chất lượng
Keo dán sứ đóng vai trò kết nối răng sứ với cùi răng thật. Keo giúp dán răng sứ chắc chắn và tránh tình trạng xô lệch khi ăn nhai. Tuy nhiên, nếu sử dụng keo dán kém chất lượng dẫn đến tác hại của làm răng sứ là dễ bị sứt ra ngoài.
2.3. Bác sĩ tay nghề kém
Trong quá trình gắn răng sứ, bác sĩ sử dụng lượng keo dán quá ít khiến cho răng sứ không thể dính chắc với răng thật. Do đó, khi dùng lực ăn nhai lâu ngày sẽ khiến răng sứ bị hỏng, bung và rớt ra ngoài.
Ngoài ra, nếu bác sĩ mài răng không đủ, lấy dấu răng không chính xác hoặc gắn răng sứ không khít sát, răng sứ sẽ không thể bám chắc vào cùi răng thật. Từ đó khiến răng sứ bị lung lay và dễ bị bật ra ngoài.
2.4. Răng sứ kém chất lượng
Răng sứ kém chất lượng thường có độ cứng, độ bền và độ chịu nhiệt thấp nên dễ bị nứt vỡ, đổi màu hoặc bong tróc, răng bọc sứ bị lung lay sau một thời gian sử dụng. Do đó, nếu khách hàng bọc phải răng sứ kém chất lượng sẽ không đảm bảo độ bền chắc. Việc này dẫn đến nguy cơ răng sứ bị rớt ra cao hơn.
2.5. Vệ sinh răng sứ chưa đúng cách
Khi vệ sinh răng miệng, chải răng quá mạnh, đặc biệt là ở vị trí chân răng khiến chân răng bị hở, dẫn đến răng sứ bị tụt và dễ rơi gãy. Ngoài ra, vệ sinh răng không kỹ lưỡng có thể gây ra các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, ảnh hưởng đến độ bền của răng sứ và tăng nguy cơ làm răng sứ bị tụt lợi, dễ bị rơi ra.
2.6. Chấn thương
Va đập mạnh vào vùng miệng do tai nạn, chơi thể thao hoặc té ngã có thể dẫn tới lực tác động lớn làm suy yếu sự gắn kết của răng sứ và dễ bị bật ra ngoài.
2. Cách khắc phục khi răng sứ bị rớt ra
“Răng sứ bị rơi ra có gắn lại được không?” là thắc mắc của nhiều người khi gặp phải tình trạng này. Khi răng sứ bị rớt ra, hãy nhặt răng sứ lên, rửa sạch nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý. Sau đó bảo quản trong hộp đựng hoặc túi zip kín. Tiếp đến hãy nhanh chóng đến nha khoa càng sớm càng tốt.
2.1 Gắn lại răng sứ bị rơi ra
Vậy răng sứ bị rớt ra có gắn lại được không? Răng sứ bị rơi ra còn nguyên vẹn có thể được gắn lại nếu cùi răng thật còn chắc khỏe. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng kỹ càng. Sau đó làm sạch răng sứ và cùi răng thật để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn. Răng sứ sẽ được gắn lại bằng keo dán chất lượng cao để đảm bảo sự vừa khít và bền chắc. Việc này giúp cố định răng sứ chắc chắn trở lại, duy trì chức năng và thẩm mỹ như ban đầu.
2.2 Bọc răng sứ mới
Trong trường hợp răng sứ đã gãy vỡ hoặc hết tuổi thọ sử dụng, bác sĩ sẽ chỉ định bọc răng sứ mới. Đầu tiên, bác sĩ sẽ điều chỉnh lại cùi răng thật. Sau đó, bác sĩ lấy dấu mẫu hàm để chế tác răng sứ mới thay thế. Răng sứ mới được thiết kế để khớp hoàn hảo với hàm. Nhờ vậy mang lại sự ổn định lâu dài và giúp khách hàng ăn nhai thoải mái.
3. Biện pháp phòng tránh răng sứ bị rơi
Để phòng ngừa tình trạng răng sứ bị rớt ra ngoài, khách hàng nên:
- Chọn địa chỉ bọc răng sứ uy tín và chất lượng
Việc chọn những địa chỉ nha khoa uy tín bọc sứ quyết định rất lớn đến chất lượng và độ bền của răng sứ. Từ đó cũng đảm bảo răng sứ không bị rớt ra.
Một nha khoa uy tín phải đảm bảo các tiêu chí sau: thương hiệu hoạt động trên 10 năm; Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động; bác sĩ có đầy đủ chứng chỉ hành nghề, bằng cấp và giàu kinh nghiệm; răng sứ chính hãng được bảo hành; công nghệ và cơ sở vật chất hiện đại; nha khoa có đánh giá tích cực trên Google Map từ 4.0 sao trở lên với ít nhất 100 đánh giá.
Tại TP. HCM, nha khoa I-Dent DiamondTech là địa chỉ làm răng sứ uy tín, chất lượng hàng đầu đã được sở Y tế cấp phép hoạt động. Tại đây quy tụ đội ngũ bác sĩ với trình độ CKI trở lên và có hơn 10 năm kinh nghiệm, trực tiếp thực hiện thành công hơn 6,000 ca bọc răng sứ. 100% công nghệ và thiết bị của nha khoa nhập khẩu từ châu Âu, sử dụng răng sứ chính hãng từ các thương hiệu nổi tiếng của Mỹ, Đức, thời gian bảo hành lên tới 20 năm.
- Vệ sinh răng sứ đúng cách
Để hạn chế tình trạng rơi rớt răng sứ, bệnh nhân cần chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách. Sử dụng bàn chải có lông mềm, chải răng nhẹ nhàng theo chuyển động xoay tròn. Việc này giúp tránh gây kích ứng, tổn thương nướu và hở chân răng sứ. Người bệnh nên sử dụng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ tối đa mảng bám thức ăn bám vào răng sứ.
- Hạn chế ăn đồ cứng, dai, hoặc quá nóng/lạnh
Nhằm giảm áp lực lên răng sứ và giảm nguy cơ răng bị nứt vỡ, rớt ra, bệnh nhân nên hạn chế ăn đồ cứng, dai hoặc quá nóng, lạnh. Một số thực phẩm cần tránh như: xương, sườn, đá, bánh kẹo cứng, các loại hạt, trà, cà phê nóng…
- Không nghiến răng
Nếu khách hàng có thói quen nghiến răng khi ngủ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị. Trong thời gian đó hãy dùng hàm bảo vệ để giúp bảo vệ răng sứ khỏi các tác động mà nghiến răng gây nên.
- Đến nha khoa kiểm tra định kỳ
Thăm khám nha khoa định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để kiểm tra tình trạng răng sứ và sức khỏe răng miệng tổng thể. Bác sĩ sẽ giúp phát hiện sớm các vấn đề và điều trị kịp thời. Tránh để tình trạng răng sứ bị rơi trở nên nghiêm trọng.
Răng sứ bị rớt ra có thể được gắn lại nếu khách hàng nhanh chóng đến nha khoa để bác sĩ chuyên nghiệp xử lý. Tuyệt đối không nên tự xử lý tại nhà. Để ngăn ngừa tình trạng răng sứ bị bật ra, hãy lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín ngay từ đầu. Điều này giúp đảm bảo quy trình làm răng được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cao, thao tác đúng kỹ thuật, sử dụng răng sứ chất lượng cao. Ngoài ra, hãy chăm sóc răng sứ đúng cách để kéo dài tuổi thọ của răng sứ.
Liên hệ ngay với Nha khoa I-Dent DiamondTech để được tư vấn chi tiết
Nha khoa răng sứ I-Dent DiamondTech
- Địa chỉ: 19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Q.Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh
- Liên hệ: 0941818616
- Email: nhakhoaidentdiamondtech@gmail.com
- Website: https://rangsucaocap.vn/