Răng sứ bị lung lay là tình trạng bong gãy liên kết giữa mão sứ và cùi răng thật. Điều này khiến răng sứ không còn gắn chặt và dễ bị di chuyển khi có lực tác động. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng lung lay răng sứ gây khó khăn khi ăn uống, mất tự tin trong giao tiếp. Cùng I-Dent DiamondTech tìm hiểu nguyên nhân, cách khắc phục, ngăn ngừa tình trạng răng lung lay sau khi bọc sứ.
1. Nguyên nhân răng sứ bị lung lay
Các nguyên nhân khiến răng sứ bị lỏng hoặc lung lay sau khi thẩm mỹ:
1.1. Bác sĩ bọc răng sứ sai kỹ thuật
Kỹ thuật lắp đặt răng sứ yêu cầu độ chính xác cao. Nếu bác sĩ thực hiện thiếu chuyên môn hoặc kinh nghiệm, quá trình mài răng, lấy dấu và gắn sứ sẽ diễn ra không chính xác. Từ đó dẫn đến tình trạng bọc răng sứ bị hỏng.
1.2. Keo dán sứ không chắc chắn
Keo dán sứ giữ vai trò gắn kết mão sứ với cùi răng thật. Nhờ đó đảm bảo sự ổn định và chức năng ăn nhai. Keo dán sứ kém chất lượng dễ bị mài mòn theo thời gian. Bên cạnh đó, nước bọt và axit trong miệng phá vỡ lớp keo liên kết kém chất lượng này khiến răng sứ bị hở dễ lung lay và rơi ra trong quá trình ăn nhai.
1.3. Chưa điều trị triệt để bệnh lý răng miệng
Bọc răng sứ có hại không ? Bọc răng sứ đòi hỏi một nền tảng răng miệng khỏe mạnh để đảm bảo sự ổn định và lâu dài của mão sứ. Các bệnh lý như sâu răng, viêm lợi, viêm tủy răng… làm ảnh hưởng đến cấu trúc và độ bền của mô răng thật. Nền răng yếu làm chân răng sau khi bọc yếu dần đi, kéo theo tình trạng răng sứ lỏng lẻo hoặc bọc răng sứ bị tụt lợi, răng sứ bị thưa…
1.4. Vệ sinh răng miệng không tốt
Các mảng bám sau khi ăn không được làm sạch hoàn toàn sẽ tạo ra môi trường cho vi khuẩn phát triển. Việc này làm suy yếu nền móng dẫn đến lung lay răng sứ sau khi bọc.
2. Cách khắc phục răng sứ lung lay
Khi răng sứ bị lung lay, bệnh nhân cần đến nha khoa ngay lập tức. Các bác sĩ chuyên môn sẽ kiểm tra và điều trị kịp thời. Cách điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng lung lay.
2.1 Tháo mão sứ và gắn lại
Nếu cấu trúc răng thật bên dưới vẫn khỏe mạnh, răng sứ bị lung lay sẽ được tháo, kiểm tra và gắn lại.
- Do bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật: Bác sĩ thực hiện sửa soạn lại cùi răng thật. Sau đó tiến hành lấy dấu để thiết kế một mão sứ mới. Răng sứ mới có chất lượng tốt hơn sẽ được gắn vào theo đúng kỹ thuật, đảm bảo độ khít và độ bền cao hơn.
- Do keo dán sứ không chắc chắn: Bác sĩ sẽ tháo mão sứ cũ. Sau đó sử dụng keo dán sứ mới để gắn mão sứ lên cùi răng.
2.2 Điều trị triệt để bệnh lý răng miệng
Trường hợp răng sứ bị lung lay do bệnh nhân có các vấn đề bệnh lý răng miệng, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và kiểm tra kỹ lưỡng để xác định phương pháp điều trị phù hợp:
- Răng sứ lung lay do mô răng thật nhiễm bệnh
Khi răng sứ lung lay do mô răng thật bị nhiễm bệnh, vi khuẩn từ các bệnh lý ảnh hưởng đến chân răng. Bác sĩ sẽ cần tháo mão sứ để xử lý tình trạng nhiễm trùng triệt để. Sau đó, tiến hành cạo vôi và làm sạch chân răng. Tiếp đến, bác sĩ sẽ gắn lại mão sứ, đảm bảo răng sứ được cố định chắc chắn.
- Răng sứ lung lay do quá trình điều trị tủy chưa dứt điểm
Bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy răng. Sau khi hoàn thành quá trình điều trị, răng cứng chắc trở lại, bác sĩ sẽ thực hiện lắp lại răng sứ cho bệnh nhân.
- Răng sứ lung lay do mô răng thật nhiễm trùng nặng bị tiêu xương hàm
Bác sĩ phải nhổ bỏ chân răng nếu tình trạng răng bị nhiễm bệnh nặng dẫn đến phần xương hàm bị tiêu đi quá nhiều. Sau đó trồng implant hoặc làm cầu răng sứ. Điều này nhằm phục hồi chức năng và thẩm mỹ cho răng.
2.3 Chăm sóc răng sứ đúng cách và tái khám định kỳ
Bệnh nhân nên chủ động chăm sóc răng sứ đúng cách và tái khám định kỳ để khắc phục và ngăn ngừa tình trạng răng sứ bị lung lay:
- Vệ sinh răng miệng đều đặn: Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày tương tự như răng thật. Chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm, lựa chọn kem đánh răng có chứa fluoride để làm sạch răng và nướu. Sau bữa ăn, vệ sinh răng miệng bằng chỉ nha khoa hoặc nước súc miệng để làm sạch vi khuẩn.
- Lấy cao răng định kỳ: Lấy cao định kỳ 3 – 6 tháng/lần giúp xương hàm khỏe mạnh và răng sứ cứng chắc.
- Chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học: Bổ sung các loại thực phẩm như rau xanh, trái cây tươi, sữa, cá… Việc này giúp tăng cường sức khỏe nướu và xương hàm. Qua đó đảm bảo răng sứ được cố định chắc chắn và kéo dài tuổi thọ. Hạn chế các thức ăn cứng dai, đồ ngọt, thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh…
- Thăm khám định kỳ: Thường xuyên thăm khám nha khoa 6 tháng/lần để phát hiện sớm các vấn đề răng miệng. Đồng thời ngăn ngừa tình trạng răng sứ lung lay trở nên nghiêm trọng hơn.
3. Khi nào gặp bác sĩ khi răng sứ lung lay?
Bệnh nhân cần đến gặp ngay bác sĩ điều trị trong trường hợp răng sứ bị lung lay quá mức. Đồng thời xuất hiện cảm giác khó chịu, khó khăn trong việc ăn uống, giao tiếp. Răng sứ lung lay đi kèm với cảm giác đau nhức dữ dội cũng là dấu hiệu cảnh báo cần điều trị dứt điểm tình trạng này để tránh trở nên trầm trọng hơn.
4. Địa chỉ bọc răng sứ uy tín, không bị lung lay
Tình trạng răng sứ bị lung lay chủ yếu là do tay nghề của bác sĩ và kỹ thuật phục hình răng . Để đảm bảo răng sứ bền lâu và an toàn, bệnh nhân cần xem xét kỹ lưỡng và lựa chọn địa chỉ làm răng sứ uy tín.
Nha khoa I-Dent DiamondTech là một trong những đơn vị nha khoa đạt tiêu chuẩn quốc tế hàng đầu tại TP.HCM, đáng tin cậy với hơn 6,000 ca răng sứ thành công cho khách hàng trong và ngoài nước.
Đội ngũ tiến sĩ, bác sĩ CKI tại nha khoa có hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên môn. Quy trình thực hiện bọc sứ nhanh chóng, hiệu quả và không gây biến chứng răng sứ lung lay. Đảm bảo mang lại kết quả bọc răng sứ được chắc chắn và bền đẹp. Với công nghệ và hệ thống máy móc, thiết bị nhập khẩu Châu Âu, I-Dent DiamondTech cam kết quá trình chế tác răng sứ chính xác và đảm bảo độ sát khít cao.
Nha khoa I-Dent DiamondTech sử dụng các loại răng sứ cao cấp như Cercon HT, Nacera, DDBio, Lava… có độ bền cao, màu sắc tự nhiên và khả năng chịu lực tốt. Nha khoa còn sử dụng vật liệu keo dán sứ chất lượng cao đảm bảo răng sứ được cố định chắc chắn.
Khi lựa chọn I-Dent DiamondTech, khách hàng sẽ hoàn toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ cùng với chính sách bảo hành lâu dài và chế độ chăm sóc chuyên nghiệp, tận tâm.
Không nên xem nhẹ tình trạng răng sứ bị lung lay. Sự can thiệp và xử lý kịp thời của bác sĩ là rất quan trọng. Điều trị sớm giúp ngăn ngừa biến chứng, bảo tồn răng thật và duy trì chức năng nhai. Bệnh nhân cần lưu ý chăm sóc răng sứ đúng cách. Bên cạnh đó, tái khám định kỳ mỗi 6 tháng để duy trì độ bền chắc của răng sứ.