Bọc răng sứ bị tụt lợi là tình trạng phần nướu tụt thấp xuống gần cuống răng. Vì vậy khiến cho thân răng bị lộ ra bên ngoài gây mất thẩm mỹ. Vậy đâu là nguyên nhân tụt lợi sau khi bọc sứ? Cách khắc phục như thế nào? Cùng I-Dent DiamondTech tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Bọc răng sứ bị tụt lợi không?
Bọc răng sứ hoàn toàn không gây tụt lợi mà còn giúp bạn có hàm răng đều, đẹp. Biến chứng bọc răng sứ bị tụt lợi chỉ xảy ra sau khi bọc sứ nếu bệnh nhân thực hiện tại những nha khoa kém uy tín. Các nha khoa này không đảm bảo về quy trình thực hiện, tay nghề bác sĩ, trang thiết bị hoặc chất lượng răng sứ.
2. Nguyên nhân sau khi bọc sứ răng tụt lợi
Sau khi bọc răng sứ bị tụt lợi xuất phát từ những nguyên nhân sau:
2.1 Bác sĩ chuyên môn kém, thực hiện sai kỹ thuật bọc sứ
Bác sĩ thiếu kinh nghiệm và chuyên môn kém thực hiện sai kỹ thuật bọc sứ, mài cùi răng quá mức. Vì vậy ảnh hưởng đến cấu trúc răng. Theo thời gian, nướu bị viêm nhiễm, không còn bám chắc vào chân răng và dần bị tụt xuống.
2.2 Răng sứ được chế tác không đúng kích thước
Lấy dấu răng không chính xác dẫn đến việc chế tạo răng sứ sai kích thước. Khi lắp răng, mão sứ và cùi răng không khít với nướu, dễ gây tụt lợi. Ngoài ra, răng sứ sai kích thước gây cộm, lực cắn không đều. Lực cắn không đều lên răng sứ tạo áp lực không đều lên nướu. Lâu ngày dẫn đến bọc răng sứ bị tụt lợi.
2.3 Vật liệu sứ kém chất lượng
Răng sứ không rõ nguồn gốc thường có chất lượng kém và chứa các thành phần dễ gây kích ứng cho răng và nướu. Việc sử dụng lâu dài dẫn đến sưng đỏ, viêm nhiễm nướu, gây tụt lợi.
Vật liệu sứ kém chất lượng làm tụt nướu và gây ra các bệnh lý răng miệng khác sau khi bọc sứ.
2.4 Trang thiết bị kém
Nha khoa sử dụng trang thiết bị lạc hậu dẫn đến sai sót trong chẩn đoán và bọc răng sứ. Trang thiết bị kém gây ra sai lệch kích thước mão sứ, bỏ sót bệnh lý răng miệng, mài cùi răng không chính xác, lắp răng sứ không đúng…
2.5 Chưa điều trị triệt để bệnh lý răng miệng trước khi bọc sứ
Các bệnh lý răng miệng không được điều trị triệt để trước khi bọc sứ sẽ khiến răng bọc sứ bị nhiễm trùng tiếp diễn. Lúc này vi khuẩn tấn công và gây tổn thương nghiêm trọng cho mô nướu nâng đỡ răng.
2.6 Vệ sinh và chăm sóc răng sứ chưa đúng cách
Thói quen chăm sóc răng không đúng cách cũng dẫn tới tụt lợi sau bọc sứ. Sử dụng bàn chải cứng, đánh răng quá mạnh, ăn thức ăn cứng hoặc dai… làm tổn thương mô mềm xung quanh răng. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào kẽ răng sứ. Vi khuẩn phát triển mạnh mẽ sẽ phá hủy cùi răng và gây tụt nướu.
2.7 Cơ địa của bệnh nhân
Những người có mô nướu mỏng thường dễ bị tụt lợi hơn người khác, ngay cả khi không bọc sứ. Việc bọc sứ khiến mô nướu yếu dễ bị tổn thương và tụt xuống. Ngoài ra, một số người có thể bị dị ứng với vật liệu sử dụng trong quá trình bọc sứ. Từ đó dẫn tới tình trạng bọc răng sứ bị tụt lợi, gây viêm nhiễm và tụt nướu.
3. Tác hại của việc răng sứ tụt lợi
Không điều trị bọc răng sứ bị tụt lợi dẫn đến nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng:
- Tụt lợi làm hở chân răng, khiến răng dễ ê buốt và đau nhức: Ngà răng lộ ra khiến răng sứ bị ê buốt, đau nhức khi tiếp xúc với nhiệt độ, hóa chất hoặc áp lực khi chải răng hoặc ăn đồ nóng, lạnh.
- Tụt lợi dễ làm mục răng: Khi tụt nướu, răng sứ hỏng nên phần thân và chân răng mất đi lớp bảo vệ của nướu. Điều này khiến men răng bị mài mòn nghiêm trọng, hở kẽ răng. Vì vậy tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào chân răng, gây mục răng và làm răng sứ bị vỡ dễ hơn.
- Lợi bị tụt làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng: Khi bọc răng sứ bị tụt lợi sẽ tạo ra khoảng trống giữa răng và nướu. Thức ăn dính vào kẽ răng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, tấn công vào răng. Từ đó gây viêm nhiễm và nhiễm trùng. Đồng thời, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như làm răng sứ bị hôi miệng, sâu răng, răng sứ bị viêm nướu, viêm nha chu,..
- Nướu bị tụt làm răng bọc sứ bị lung lay và gãy rụng: Khi lợi bị tụt, mô lợi bị tổn thương nghiêm trọng, làm giảm khả năng nâng đỡ răng. Răng mất điểm tựa vững chắc, trở nên suy yếu, lung lay và có thể gãy rụng bất cứ lúc nào.
- Tụt nướu giảm khả năng ăn nhai: Khi nướu bị tụt, răng sẽ lỏng lẻo do thiếu sự nâng đỡ, khiến việc ăn nhai trở nên khó khăn. Ngoài ra, đây là dấu hiệu răng sứ có vấn đề nên răng cũng trở nên nhạy cảm hơn, đặc biệt khi ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh.
- Tụt lợi làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Khi bọc răng sứ bị tụt lợi, phần chân răng sẽ bị lộ ra, khiến răng trông dài hơn. Tụt lợi còn tạo khoảng trống lớn giữa các răng làm mất thẩm mỹ. Chân răng lộ ra cũng dễ bị ngả vàng, màu răng không đều .
4. Cách khắc phục bọc sứ bị tụt nướu hiệu quả
Khi xuất hiện các dấu hiệu bọc răng sứ bị tụt lợi, bệnh nhân cần đến thăm khám ngay tại các nha khoa uy tín. Người bệnh tuyệt đối không tự xử lý tại nhà vì sẽ khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
Các bác sĩ có trình độ chuyên môn sẽ thăm khám kỹ lưỡng. Qua đó đưa ra đánh giá cụ thể về nguyên nhân cũng như tình trạng răng. Cuối cùng chỉ định phương pháp điều trị phù hợp:
- Nếu bọc răng sứ bị tụt lợi là do sai sót trong kỹ thuật bọc răng hoặc do mão sứ không vừa kích cỡ, bác sĩ sẽ tháo bỏ mão sứ cũ. Sau đó, bác sĩ sẽ lấy dấu hàm để thiết kế một mão sứ mới phù hợp với răng thật.
- Nếu tụt lợi là do chưa điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng, bác sĩ sẽ tháo bỏ mão sứ để điều trị bệnh trước. Sau khi điều trị dứt điểm, bác sĩ sẽ vệ sinh răng rồi gắn lại mão sứ.
- Nếu lợi bị tụt do sử dụng răng sứ kém chất lượng thì bắt buộc phải tháo bỏ răng sứ cũ. Tiếp đến thay thế bằng loại mới có chất lượng tốt hơn. Răng toàn sứ là một lựa chọn phổ biến cho trường hợp này.
Bên cạnh việc điều trị, việc chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng cũng rất quan trọng để hạn chế tình trạng tụt lợi tái phát.
5. Cách ngăn ngừa tình trạng tụt nướu răng sứ
Để ngăn ngừa tình trạng bọc răng sứ bị tụt lợi bệnh nhân cần:
- Chọn địa chỉ nha khoa uy tín: Một nha khoa uy tín sẽ có đội ngũ bác sĩ giỏi, trang thiết bị hiện đại và vật liệu sứ chất lượng cao. Vì vậy sẽ đảm bảo quy trình bọc răng sứ diễn ra hiệu quả. Đảm bảo an toàn từ khâu thăm khám, điều trị bệnh lý, chế tác răng sứ đến khi gắn răng sứ.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Người bệnh nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm. Bệnh nhân cần chải nhẹ nhàng theo chiều dọc hoặc chuyển động tròn. Bạn hãy kết hợp với chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn. Từ đó giảm nguy cơ viêm nhiễm và tình trạng bọc răng sứ bị tụt lợi.
- Thăm khám răng miệng định kỳ tại nha khoa: Bệnh nhân nên đến nha khoa để lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần. Bác sĩ sẽ kiểm tra và phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng, giúp bạn điều trị kịp thời.
Bọc răng sứ không phải là nguyên nhân trực tiếp gây tụt lợi. Để phòng ngừa bọc răng sứ bị tụt lợi, bạn nên lựa chọn nha khoa uy tín. Các bác sĩ chuyên môn cao sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp dựa trên tình trạng răng.