close
hotline
Hotline tư vấn miễn phí:  094 1818 618
Mở cửa: 8h00 – 20h00
time25.09.2024
Đánh giá post

Nguyên nhân lắp răng sứ bị kênh? Cách xử lý hiệu quả nhất?

Cố vấn chuyên môn:   BSCKI Mai Hồng Thái

  • Trưởng khoa I-Dent DiamondTech.
  • 13 năm kinh nghiệm – 4.000 ca thẩm mỹ răng sứ thành công.

Lắp răng sứ bị kênh là tình trạng răng sứ không vừa khít với răng thật, gây cộm, đau nhức, khó chịu khi ăn nhai. Nếu không xử lý kịp thời tình trạng này sẽ dẫn tới nguy hại cho sức khỏe răng miệng. Hãy cùng I-Dent DiamondTech tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, hậu quả, cách xử lý và phòng ngừa tình trạng răng sứ bị cộm, kênh, lệch khớp cắn.

bọc răng sứ khó nhai
Nguyên nhân, cách xử lý tình trạng lắp răng sứ bị kênh.

1. Nguyên nhân lắp răng sứ bị kênh

Bọc răng sứ là một quy trình đòi hỏi độ chính xác cao, chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể gây ra tình trạng răng sứ bị kênh.

Dưới đây là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này:

1.1. Bác sĩ tay nghề kém và thiếu kinh nghiệm

Lắp răng sứ là một quá trình phức tạp đòi hỏi sự tỉ mỉ và kinh nghiệm của bác sĩ. Sai sót trong vệ sinh răng, mài răng không đúng tỷ lệ, lấy dấu hàm không đúng kỹ thuật hoặc quy trình lắp đặt răng sứ không đúng cách… cũng dẫn đến tình trạng mão sứ không vừa khít với cùi răng thật, gây cộm, lệch.

răng sứ bị cộm
Bác sĩ tay nghề kém và thiếu kinh nghiệm khiến răng bị kênh.

1.2. Mài răng và lấy dấu không chính xác

Quá trình mài răng đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác để đạt được tỷ lệ mài chuẩn, không quá nhỏ và không quá to, nhằm giúp răng sứ vừa khít với răng thật. Mài không đều các mặt răng thật, răng sứ lắp vào sẽ bị kênh hoặc ảnh hưởng chất lượng cùi răng thật. Mài quá sâu sẽ tạo kẽ hở giữa các răng gây tổn thương nướu và ảnh hưởng đến tủy răng.

Ngoài ra, sử dụng dụng cụ thô sơ để lấy dấu răng dẫn đến việc chế tác răng sứ sai tỷ lệ và thiếu chính xác về kích thước, gây tình trạng răng sứ bị kênh, cộm khi gắn lên răng thật.

làm răng bọc sứ bị kênh
Mài răng và lấy dấu không chính xác khiến răng bị kênh.

1.3. Răng sứ chế tác không phù hợp

Răng sứ được chế tác chính xác sẽ khớp hoàn hảo với cùi răng thật. Tuy nhiên, nếu công nghệ nha khoa không đạt chuẩn hoặc bác sĩ lấy thông số chế tác không đúng kỹ thuật, răng sứ sẽ bị chế tác sai kích thước, có thể quá to hoặc quá nhỏ so với cùi răng thật. Điều này dẫn đến việc mão sứ không khớp chặt với cùi răng thật, gây ra tình trạng lắp răng sứ bị kênh, cộm.

bọc răng sứ bị cộm
Răng sứ chế tác sai kích thước gây cộm, cấn.

1.4. Điều trị bệnh lý không dứt điểm

Điều trị bệnh lý trước khi bọc sứ răng giúp tạo nền răng khỏe mạnh để răng sứ bám dính tốt, đảm bảo độ chính xác của mão sứ và ngăn ngừa các biến chứng. Nếu bệnh nhân mắc các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… nhưng không được bác sĩ kiểm tra và xử lý dứt điểm trước khi bọc sứ, việc lấy dấu răng, lắp mão sứ có thể bị sai sót. Điều này gây ra tình trạng lắp răng sứ bị kênh, cộm.

bọc răng sứ bị kênh phải làm sao
Điều trị bệnh lý không dứt điểm gây ra răng sứ bị kênh.

1.5. Chăm sóc răng sứ không đúng cách

Vệ sinh răng miệng đúng cách duy trì sức khỏe răng miệng, ngăn ngừa cao răng và đảm bảo răng sứ khít sát với nướu. Nếu bệnh nhân không vệ sinh răng kỹ lưỡng, thức ăn mắc kẹt ở các kẽ hở sẽ để xót thức ăn tại chân răng tạo điều kiện cho mảng bám tích tụ, hình thành vôi răng, làm giảm độ kín khít giữa răng sứ và răng thật và dễ dẫn đến răng bị kênh, cộm.

Ngoài ra, chải răng quá mạnh hoặc sử dụng bàn chải lông cứng có thể làm tổn thương nướu, gây tụt nướu, lộ chân răng.

răng sứ bị cộm
Răng sứ bị kênh do vệ sinh răng miệng sai cách.

2. Lắp răng sứ bị cộm, kênh có ảnh hưởng gì không?

2.1. Mất tính thẩm mỹ khuôn mặt

Tác hại của bọc răng sứ bị kênh, cộm khiến hình dáng răng mất tự nhiên, thô và vênh lên bất thường so với toàn hàm. Đặc biệt khi răng sứ nằm ở vị trí răng cửa sẽ dễ bị nhận thấy, gây mất tự tin khi giao tiếp, nụ cười trở nên gượng gạo và ảnh hưởng đến nét cân đối của khuôn mặt.

bọc răng sứ bị cộm
Răng sứ bị kênh gây ảnh hưởng lớn đến khuôn mặt.

2.2. Tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh

Phần răng sứ bị kênh, cộm tạo ra khe hở giữa răng sứ và cùi răng, dễ khiến thức ăn mắc vào tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Vi khuẩn tích tụ trong khe hở, phát triển và tấn công răng gốc, gây ra các bệnh lý răng miệng như: sâu răng, viêm nướu, chảy máu răng… Nguy hiểm hơn, tình trạng này có thể dẫn đến nhiễm trùng, viêm tủy, hư răng thật và thậm chí mất răng.

lắp răng sứ bị kênh
Răng sứ bị cộm, cấn tạo điều kiện và môi trường cho vi khuẩn phát triển.

2.3. Gây cảm giác vướng víu, khó chịu

Lắp răng sứ bị kênh gây cảm giác khó chịu, vướng víu trong miệng và gặp khó khăn khi ăn nhai, đặc biệt là khi cắn xé thức ăn. Tình trạng này gây đau nhức khi ăn, mất cảm giác ngon miệng, khiến bệnh nhân dễ biếng ăn.

răng bọc sứ bị kênh
Bọc răng sứ bị cộm gây cảm giác vướng víu, khó chịu.

3. Cách khắc phục bọc răng sứ bị kênh

Khi lắp răng sứ bị kênh, bệnh nhân cần đến ngay nha khoa để kiểm tra và điều trị. Tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng răng, bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

3.1. Hàn trám bít các kẽ hở giữa răng sứ và cùi răng thật

Nếu lắp răng sứ bị kênh nhẹ, kẽ hở nhỏ do kỹ thuật làm mão sứ không khít với cùi răng thật, bác sĩ có thể hàn trám bít các kẽ hở, thay vì tháo mão sứ. Phương pháp này giúp ngăn ngừa thức ăn mắc vào, hạn chế tích tụ của mảng bám và vi khuẩn gây bệnh, cải thiện tình trạng răng sứ bị kênh, cộm.

lắp răng sứ bị cộm phải làm sao
Hàn trám kẽ hở răng sứ và cùi răng thật.

3.2. Sửa chữa răng sứ cũ

Để sửa chữa răng sứ bị kênh do sai kích thước hoặc trước đó sử dụng vật liệu hàn trám để khắc phục tình trạng kênh nhưng không hiệu quả, bác sĩ sẽ tháo mão sứ, tinh chỉnh mão sứ theo tỷ lệ chuẩn và lắp lại.

lắp răng sứ bị kênh phải làm sao
Sửa chữa răng sứ cũ khi răng sứ bị kênh.

3.3. Tháo mão sứ cũ và lắp mão sứ mới

Trường hợp lắp răng sứ bị kênh do quá trình mài răng và lấy dấu hàm không chính xác, bác sĩ sẽ cần tháo mão sứ cũ để điều chỉnh lại đường mài. Sau đó lấy dấu hàm lại và gửi về phòng labo để chế tác mão sứ mới. Khi có mão răng sứ mới, bác sĩ tiến hành gắn thử và điều chỉnh để đảm bảo khít sát với răng thật. Cuối cùng, mão sứ được gắn cố định bằng keo nha khoa, hoàn tất quá trình điều chỉnh răng sứ bị kênh.

bọc răng sứ bị cộm phải làm sao
Tháo mão sứ cũ và lắp mão sứ mới khắc phục răng sứ bị kênh.

3.4. Làm sạch mảng bám và vệ sinh đúng cách

Nếu răng sứ bị kênh do bệnh nhân vệ sinh răng miệng không đúng cách, dẫn đến tích tụ mảng bám, bác sĩ sẽ làm sạch mảng bám đó. Sau đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc răng miệng đúng cách để tránh lặp lại tình trạng thức ăn mắc vào, gây kênh cộm.

bọc răng sứ bị kênh phải làm sao
Làm sạch mảng bám và vệ sinh đúng cách hạn chế tình trạng bị kênh răng sứ.

Lắp răng sứ bị kênh gây mất thẩm mỹ, khó chịu, đau nhức, tích tụ mảng bám gây ra các bệnh lý răng miệng. Để giảm thiểu rủi ro, bệnh nhân nên lựa chọn nha khoa uy tín với đội ngũ chuyên gia có trình độ chuyên môn, trang thiết bị hiện đại, minh bạch nguồn gốc răng sứ và có các chính sách bảo hành rõ ràng. Sau khi bọc sứ, bệnh nhân cũng cần duy trì thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách để đảm bảo răng sứ luôn bền chắc không bị kênh cộm.

Liên hệ ngay với Nha khoa I-Dent DiamondTech để được tư vấn chi tiết

Nha khoa răng sứ I-Dent DiamondTech

  • Địa chỉ: 19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Q.Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh
  • Liên hệ: 0941818616
  • Email: nhakhoaidentdiamondtech@gmail.com
  • Website: https://rangsucaocap.vn/