Hotline tư vấn miễn phí: 094 1818 618
Home » Kiến thức Răng sứ » Răng bọc sứ bị đau
răng bọc sứ bị đau
Kiến thức Răng sứ
Đánh giá post

Răng Bọc Sứ Bị Đau Nhức: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ CK1 Mai Hồng Thái

Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ CK1 Mai Hồng Thái

  • Trưởng khoa Nha khoa thẩm mỹ răng sứ I-Dent DiamondTech.
  • Bác sĩ CKI Răng Hàm Mặt Đại học Y Dược TP HCM.
  • Chứng chỉ Cấy ghép nha khoa cấp bởi Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương TPHCM.
  • Chứng chỉ hành nghề số: 0006076/AG – CCHN
  • 13 năm kinh nghiệm trong khám, điều trị, phục hình và thẩm mỹ răng.
  • Chuyên phục hình thẩm mỹ bọc răng sứ, dán sứ veneer và phục hình sứ trên Implant.
  • Hơn 3.000 ca thẩm mỹ răng sứ thành công.

Bọc răng sứ là phương pháp phục hình thẩm mỹ nhằm khắc phục các khuyết điểm răng miệng. Trong quá trình bọc răng sứ bác sĩ sẽ tiến hành mài răng với tỷ lệ không quá 2mm để không làm ảnh hưởng đến cấu trúc răng và tủy răng. Sau khi bọc sứ thì răng sẽ bị ê buốt trong 1-2 ngày đầu là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên tình trạng răng bọc sứ bị đau nhức lâu ngày ( 3-5 ngày trở lên) là hiện tượng bất thường gây nhiều khó khăn cho người bệnh. Các nguyên nhân của hiện tượng này là do răng yếu, nướu chưa kịp thích ứng, viêm tủy chưa điều trị dứt,.. Trong bài viết sau đây I-Dent DiamondTech sẽ nêu cụ thể các nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này, mời bạn đọc theo dõi.

1. Nguyên nhân sau khi bọc răng sứ bị đau nhức, ê buốt

Việc bọc răng sứ có thể gây ê buốt và đau nhức trong 3-5 ngày đầu tiên, đây là hiện tượng bình thường và không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và cảm giác đau ngày càng tăng, đặc biệt khi ăn uống, bạn nên quay lại nha khoa để bác sĩ kiểm tra ngay lập tức. Theo bác sĩ CKI Mai Hồng Thái, nguyên nhân của việc đau nhức, ê buốt sau khi bọc sứ đến từ:

1.1. Răng yếu và cơ địa nhạy cảm

Để có thể bọc sứ, bác sĩ sẽ tiến hành mài răng. Đối với những bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm và nền răng yếu, quá trình mài răng để bọc sứ có thể gây kích thích tủy răng dẫn đến tình trạng đau nhức và ê buốt kéo dài vài tuần sau khi bọc sứ. Tuy nhiên, sau một thời gian, răng sẽ dần thích ứng và cảm giác ê đau sẽ giảm đáng kể.

đau răng sau khi bọc sứ
Răng yếu và cơ địa nhạy cảm.

1.2. Nướu chưa kịp thích nghi

Mỗi người sẽ có một cơ địa khác nhau. Nướu chưa kịp thích nghi là tình trạng mà sau khi lắp răng sứ, nướu xung quanh răng sứ trở nên nhạy cảm và chưa hoàn toàn thích ứng với mão sứ mới, dẫn đến một số vấn đề như viêm nướu, kích ứng nướu hoặc đau nhức vùng nướu đã bọc sứ. Phải mất một khoảng thời gian để nướu thích nghi được và bệnh nhân sẽ không còn đau nhức nữa.

lắp răng sứ bị đau
Nướu nhạy cảm chưa kịp thích nghi với mão sứ.

1.3. Viêm tủy răng nhưng không được điều trị triệt để

Một trong những nguyên nhân làm răng bọc sứ đau nhức là tình trạng viêm tủy răng trước đó chưa được điều trị dứt điểm. Nếu bệnh nhân mắc viêm tủy và không được điều trị đúng cách hoặc điều trị chưa triệt để trước khi bọc sứ, điều này có thể dẫn đến tình trạng răng bị tổn thương và hoại tử. Vi khuẩn có thể lan rộng và tác động vào dây thần kinh, gây kích ứng và tạo ra những cơn đau mạnh kéo dài, thậm chí có thể lan ra đến đầu, gây ra cảm giác đau buốt, nghiêm trọng phải nhổ bỏ răng. Tình trạng đau nhức kéo dài sẽ khiến bệnh nhân mất ăn, mất ngủ và suy nhược cơ thể.

gắn răng sứ bị nhức phải làm sao
Không điều trị viêm tủy răng trước khi bọc sứ.

1.4. Chưa được điều trị triệt để các bệnh lý răng miệng

Trước khi tiến hành bọc răng sứ thì bác sĩ sẽ thực hiện khám tổng quát tình trạng răng miệng của bệnh nhân, điều này giúp phát hiện người bệnh có mắc bệnh lý về răng răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu hay không để điều trị triệt để. Tuy nhiên nếu không được điều trị các bệnh lý trước khi bọc sứ thì vi khuẩn sẽ tiếp tục xâm nhập sâu vào tủy răng, gây ra nhiễm trùng, đau nhức, áp xe hoặc thậm chí làm răng thật hỏng và bị rụng. Khi bị viêm nha chu thì răng có xu hướng tụt khỏi nướu, không thể giữ răng trên cung hàm. Nếu không phát hiện sớm để điều trị thì có thể gây mất răng thật.

răng chụp sứ bị nhức
Chưa điều trị triệt để bệnh lý răng miệng.

1.5. Bác sĩ phục hình sai kỹ thuật

Nếu bác sĩ thiếu chuyên môn và kỹ năng, việc thực hiện phục hình răng sứ có thể dẫn đến nhiều sai lầm gây đau nhức khi bọc răng sứ. Ví dụ như mài răng không đúng tỷ lệ, chế tác răng sứ không chuẩn hoặc gắn răng sứ không đúng vị trí gây lệch khớp cắn.

  • Bác sĩ mài răng nhiều: Nếu bác sĩ mài răng sai tỷ lệ hoặc thao tác mài không đúng khiến răng bị mài quá nhiều và xâm lấn quá mức vào cấu trúc răng tự nhiên làm lộ ngà răng thì sẽ gây ê buốt và đau nhức.
  • Khi răng sứ được chế tác không chuẩn thì lắp mão sứ vào sẽ không khít với răng thật và nướu, từ đó tạo khe hở và dễ bám thức ăn tạo điều kiện vi khuẩn phát triển dẫn tới tình trạng viêm nhiễm và đau nhức.
  • Bọc răng sứ bị lệch khớp cắn: Trong quá trình lắp răng sứ, bác sĩ thao tác lắp không chuẩn làm răng sứ nhô cao hơn bình thường hoặc lệch khớp cắn so với răng đối diện, từ đó dồn lực nhai lên răng sứ gây vướng cộm và đau nhức khi ăn nhai. Nếu không điều trị kịp tình trạng đau nhức do nguyên nhân này thì về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến cấu trúc răng thật.
đau răng bọc sứ
Bác sĩ chuyên môn kém thực hiện bọc sứ sai kỹ thuật.

1.6. Thói quen sinh hoạt xấu

Thói quen sinh hoạt xấu cũng là một trong những yếu tố gây ra tình trạng đau nhức sau khi bọc răng sứ. Nghiến răng là thói quen sẽ làm các răng đối diện tác động mạnh và liên tục lên răng sứ, khiến răng sứ chịu áp lực lớn nên bệnh nhân sẽ cảm thấy ê buốt và đau nhức vào mỗi buổi sáng.

1.7. Chất liệu làm răng sứ kém chất lượng

Nếu bọc răng sứ bằng chất liệu răng sứ kém chất lường, không rõ nguồn gốc,.. răng sứ không có khả năng dẫn nhiệt tốt làm ảnh hưởng đến cùi răng thật, khi ăn uống đồ ăn nóng lạnh sẽ gây ê buốt đau nhức.

1.8. Chất liệu keo nha khoa bị rò rỉ

Khi bọc răng sứ ở nha khoa kém uy tín và không trang bị thiết bị, dụng cụ hiện đại thì dễ xảy ra tình trạng keo nha khoa bị lỏng rò rỉ bên ngoài làm răng sứ của bệnh nhân lỏng lẻo gây ê buốt và có thể rơi ra ngoài.

1.9. Chế độ ăn uống không phù hợp

Việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm cứng, dai hoặc có nhiệt độ quá nóng, quá lạnh ngay từ những ngày đầu sau khi bọc răng sứ có thể gây ra cảm giác đau nhức không thoải mái. Ngoài ra, vệ sinh răng không đủ kỹ lưỡng cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển và tấn công răng sứ. Điều này có thể dẫn đến việc hình thành mảng bám và các vấn đề về sức khỏe răng miệng khác, gây ra cảm giác không thoải mái và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của răng sứ.

răng bọc sứ lâu năm bị đau
Ăn uống không phù hợp với răng đã bọc sứ.

2. Cách khắc phục răng sứ bị đau nhức

2.1. Sử dụng thuốc giảm đau

Nếu cảm thấy đau nhức sau khi bọc răng sứ, bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau như paracetamol hoặc ibuprofen theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ. Điều này có thể giúp giảm đi cảm giác đau sau khi bọc răng sứ. Tuy nhiên lưu ý rằng nên uống thuốc giảm đau theo liều lượng bác sĩ chỉ định tránh trường hợp thấy đau là uống có thể gây quá liền và lờn thuốc.

2.2. Chườm đá

Chườm đá là cách giảm đau tạm thời sau khi bọc răng sứ. Bệnh nhân có thể cho đá vào khăn mềm hoặc túi chườm và chườm lên khu vực gần vùng răng bọc sứ đau nhức trong khoảng 15-20 phút có thể giúp giảm sưng và giảm đau. Tuy nhiên lưu ý rằng không trườm trực tiếp lên vị trí bọc răng sứ có thể khiến cảm giác đau nhức nghiêm trọng hơn.

2.3. Xúc miệng bằng nước muối

Xúc miệng bằng nước muối giúp loại bỏ vi khuẩn và làm sạch chất nhờn xung quanh răng sứ, từ đó giảm đau nhức đáng kể. Bệnh nhân có thể tự pha nước muối bằng cách cho 2 thìa muối vào nước ấm và khuấy đến khi tan, sau đó súc miệng bằng nước muối như bình thường.

2.4. Dùng hàm bảo vệ

Đối với những trường hợp cảm giác đau nhức liên tục do thói quen nghiến răng, việc sử dụng hàm bảo vệ có thể giúp giảm áp lực và ma sát lên răng sứ. Hàm bảo vệ cũng bảo vệ răng sứ khỏi va chạm và tổn thương từ các hoạt động hàng ngày.

2.5. Điều trị tại nha khoa

Nếu cảm giác đau nhức không giảm sau một thời gian hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, việc đến nha khoa gặp bác sĩ điều trị là vô cùng cần thiết. Bác sĩ sẽ kiểm tra xác định nguyên nhân do lệch khớn cắn hoặc bọc sai kỹ thuật,.. và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Trường hợp nếu bọc sứ lệch khớp cắn thì bác sĩ sẽ tháo răng sứ cũ, rồi chế tác răng sứ mới với kích thước chuẩn hơn và khít sát cùi răng thật, sau đó lắp răng sứ mới này vào.

Còn nếu phát hiện nguyên nhân do bệnh lý răng miệng thì bệnh nhân cần tháo răng sứ ra và điều trị dứt điểm các bệnh răng miệng, sau khi hồi phục mới phục hình lại bằng răng sứ cũ.

Sau khi điều trị tại nha khoa, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng đúng cách để giảm tình trạng răng bọc sứ bị đau nhức.

sau khi bọc răng sứ bị đau nhức
Các cách xử lý khi răng bọc sứ bị đau.

3. Răng bọc sứ lâu năm bị đau nhức phải làm sao?

Nếu bạn bọc răng sứ lâu năm nhưng bị đau nhức cũng đừng quá lo lắng. Điều lưu ý đầu tiên chính là không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau khi chưa có ý kiến của bác sĩ. Trong trường hợp này bạn cần đến gặp bác sĩ đã thực hiện bọc răng sứ để được kiểm tra và điều trị đúng cách nhất. Bác sĩ sẽ thăm khám và kiểm tra tình trạng của răng sứ, và tiến hành điều chỉnh lại nếu cần thiết.

Nếu mão sứ bị dịch chuyển, lệch lạc, hoặc có dấu hiệu rò rỉ keo dán, bác sĩ sẽ xử lý ngay để khắc phục tình trạng. Khi các vấn đề này được giải quyết, cảm giác đau nhức thường sẽ biến mất hoàn toàn.

Nếu đau nhức là do chế độ ăn uống hoặc vệ sinh không đúng cách, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn về các chế độ thích hợp và cung cấp giải pháp cho tình trạng răng miệng hiện tại.

bọc răng sứ nhai bị đau
Răng sứ lâu năm bị đau nên gặp bác sĩ nha khoa để kiểm tra và xử lý.

4. Lưu ý gì sau khi bọc răng sứ để tránh bị đau nhức?

Sau khi bọc răng sứ, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc răng sứ, chế độ ăn uống phù hợp và vệ sinh đúng cách. Bệnh nhân cần lưu ý các điều sau để tránh răng bọc sứ bị đau nhức:

  • Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ: Hãy tuân thủ mọi hướng dẫn mà bác sĩ của bạn cung cấp sau quá trình bọc răng sứ. Điều này có thể bao gồm các chỉ dẫn về chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng, và cách sử dụng thuốc nếu cần thiết.
  • Tránh thức ăn và đồ uống có nhiệt độ cực đoan: Hạn chế sử dụng thức ăn và đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh, cũng như thực phẩm cứng và dai trong những ngày đầu sau khi bọc răng sứ. Bệnh nhân nên nghiền nhỏ thức ăn và ninh nhừ để nguội rồi mới bắt đầu ăn. Điều này giúp tránh tăng cảm giác đau nhức từ răng sứ.
  • Tránh các thói quen có thể gây tổn thương: Hạn chế các thói quen như nghiến răng, sử dụng răng để mở các vật dụng, hoặc nhai kẹo cao su quá mức. Những thói quen này có thể gây ra áp lực và tổn thương cho răng sứ, làm tăng nguy cơ đau nhức.
  • Chăm sóc răng miệng đúng cách: Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, dùng bàn chải lông mềm chải nhẹ, sử dụng chỉ nha khoa và nước xúc miệng chuyên dụng để loại bỏ mảng bám trên răng, làm sạch kẽ răng. Điều này giúp ngăn ngừa sự tích tụ của mảng bám và vi khuẩn, giảm nguy cơ viêm nhiễm, hôi miệng và đau nhức từ răng sứ.
  • Định kỳ 6 tháng/lần đến nha khoa thăm khám, kiểm tra và cạo vôi răng, để vô răng và mảng bám không ảnh hưởng đến chân răng bọc sứ.
bọc răng sứ bị đau nhức
Các lưu ý sau khi bọc răng sứ để tránh bị đau nhức.

Với những thông tin hữu ích về răng bọc sứ bị đau, nguyên hân và cách điều trị hy vọng sẽ giúp ích cho bệnh nhân. Tình trạng răng bọc sứ bị đau nhức này gây cảm giác đau ê buốt khó chịu, ảnh hưởng ăn nhai và sức khỏe của bệnh nhân. Do đó ngay khi bọc sứ mà có triệu chứng đau nhức kéo dài nhiều ngày thì bệnh nhân cần nhanh chóng đến nha khoa để bác sĩ thăm khám, kiểm tra, điều trị kịp thời, ngăn các biến chứng nguy hiểm khác cho răng miệng. Ngoài ra, bệnh nhân nên chọn các địa chỉ bọc răng sứ uy tín ngay từ đầu, tại đây có đội ngũ bác sĩ giỏi, cơ sở vật chất hiện đại, răng sứ chính hãng chất lượng và dụng cụ đầy đủ. Điều này giúp quá trình bọc sứ diễn ra an toàn, hiệu quả và không gây biến chứng về sau.

TRUNG TÂM THẨM MỸ

RĂNG SỨ CÔNG NGHỆ CAO

I-DENT DIAMONDTECH

I-DENT DIAMONDTECH là trung tâm thẩm mỹ răng sứ tiên phong tại Việt Nam
trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI và khoa học kĩ thuật nha khoa công nghệ
cao kết hợp cùng tay nghề chuyên môn của đội ngũ bác sĩ – chuyên gia chuyên sâu để mang đến cho khách hàng một NỤ CƯỜI KHỎE ĐẸP, giúp bạn có một hàm răng hài hòa, nổi bật về THẨM MỸ nhưng vẫn bảo tồn được SỨC KHỎE của răng về lâu dài

TƯ VẤN ONLINE CÙNG CHUYÊN GIA

TƯ VẤN ONLINE CÙNG CHUYÊN GIA

Hotline 24/7: 094 1818 618

ĐẶT LỊCH HẸN TƯ VẤN

CÙNG BÁC SĨ CHUYÊN GIA

    * Thông tin của bạn sẽ được bảo mật!

    Giờ làm việc:

    8h00 đến 20h00