Bọc răng sứ giúp khắc phục các khuyết điểm về răng, mang lại hàm răng trắng sáng, đều đẹp và khôi phục chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, có một số trường hợp bị tụt lợi sau khi bọc răng sứ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và gây ra các biến chứng khác. Vậy, bọc răng sứ bị tụt lợi do đâu? Có cách nào để khắc phục? Hãy cùng I-Dent DiamondTech tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.
1. Nguyên nhân sau khi bọc sứ răng tụt lợi
Làm răng sứ bị tụt lợi chủ yếu là do các nguyên nhân sau:
- Kỹ thuật lấy dấu răng không chính xác: Bác sĩ thực hiện kỹ thuật lấy dấu sai hoặc dụng cụ không phù hợp khiến răng sứ được chế tác ra không ôm khít cùi răng và tạo khe hở. Lâu ngày, vi khuẩn tích tụ gây viêm nhiễm và dẫn đến tụt nướu.
- Bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật: Nếu bác sĩ mài răng quá nhiều hoặc lắp mão sứ không khít sẽ tạo ra khe hở giữa răng và mão sứ. Khe hở này sẽ tạo điều kiện cho đồ ăn tích tụ và vi khuẩn phát triển, từ đó gây viêm nướu và dẫn đến tụt nướu theo thời gian.
- Máy móc nha khoa lạc hậu: Nếu nha khoa sử dụng thiết bị lỗi thời có thể dẫn đến sai số trong chẩn đoán và điều trị. Điều này dẫn đến mão sứ được chế tác sai lệch về kích thước, không ôm khít với trụ răng và dễ gây tụt lợi.
- Vật liệu sứ kém chất lượng: Răng sứ kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, có thể gây kích ứng khoang miệng. Điều này làm tăng nguy cơ viêm lợi , tụt nướu và các bệnh lý răng miệng khác.
- Chăm sóc răng không đúng cách sau bọc sứ: Việc chải răng quá mạnh hoặc dùng bàn chải lông cứng có thể làm tổn thương mô nướu. Từ đó sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến tụt lợi và lộ cùi răng.
Vật liệu sứ kém chất lượng làm tụt nướu và gây ra các bệnh lý răng miệng khác sau khi bọc sứ.
2. Tác hại của việc răng sứ tụt lợi
Tụt lợi sau bọc răng sứ xảy ra khi nướu co rút, làm lộ chân răng và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Nếu không khắc phục kịp thời, tình trạng này có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng:
- Tích tụ vi khuẩn, hôi miệng: Khe hở giữa răng sứ và nướu tạo điều kiện cho thức ăn mắc lại, hình thành mảng bám, gây viêm nhiễm và hôi miệng .
- Sâu răng, viêm nha chu: Cùi răng lộ ra tiếp xúc với vi khuẩn, làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm tủy hay thậm chí viêm nha chu.
- Ê buốt, đau nhức: Men răng ở cổ răng bị mòn dần do chải răng hoặc tác động từ thực phẩm. Điều này sẽ gây ra tình trạng ê buốt kéo dài.
- Răng yếu, dễ lung lay: Tụt lợi làm suy yếu mô nâng đỡ và cấu trúc xương quanh răng, về lâu dài nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến rụng răng.
- Giảm khả năng ăn nhai: Cùi răng bị hở khiến răng nhạy cảm với nhiệt độ, gây khó chịu khi ăn uống và giảm hiệu quả nhai thức ăn.
3. Cách khắc phục tình trạng bọc răng sứ bị tụt lợi
Khi xuất hiện các dấu hiệu bọc răng sứ bị tụt lợi, bạn cần đến thăm khám ngay tại các nha khoa uy tín. Các bác sĩ có trình độ chuyên môn sẽ đánh giá nguyên nhân gây tụt nướu cũng như tình trạng răng và từ đó sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp:
- Nếu bọc răng sứ bị tụt lợi là do sai sót trong kỹ thuật bọc răng hoặc do mão sứ không vừa kích cỡ, bác sĩ sẽ tháo bỏ mão sứ cũ. Sau đó, bác sĩ sẽ lấy dấu hàm để thiết kế một mão sứ mới phù hợp với răng thật.
- Nếu tụt lợi là do chưa điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng, bác sĩ sẽ tháo bỏ mão sứ để điều trị bệnh trước. Sau khi điều trị dứt điểm, bác sĩ sẽ vệ sinh răng rồi gắn lại mão sứ.
- Nếu tụt nướu răng sứ do sử dụng răng sứ kém chất lượng thì bắt buộc phải tháo bỏ răng sứ cũ. Tiếp đến thay thế bằng loại mới có chất lượng tốt hơn. Răng toàn sứ là một lựa chọn phổ biến cho trường hợp này.
4. Cách phòng ngừa tình trạng tụt lợi khi bọc răng sứ
Để phòng ngừa tình trạng tụt nướu răng sứ bạn cần chú ý một điều sau:
- Nếu bạn có ý định làm răng sứ thì cần lựa chọn nha khoa uy tín có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao khi thực hiện. Điều này sẽ đảm bảo kết quả phục hình răng sứ đạt kết quả tốt như mong muốn.
- Còn nếu đã bọc sứ thì cần thực hiện chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách bằng cách đánh răng 2 lần/ ngày và chải răng nhẹ nhàng. Đồng thời, tuân theo mọi sự chỉ dẫn của bác sĩ.
- Sau khi bọc răng sứ bạn không nên ăn đồ ăn quá cứng, dai,…
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất để giúp răng và nướu chắc khỏe, phòng ngừa nguy cơ tụt nướu.
- Lấy cao răng và khám răng định kỳ mỗi 6 tháng. Điều này sẽ đảm bảo và duy trì sức khỏe răng miệng và phát hiện sớm các vấn đề răng miệng để điều trị kịp thời nếu có.
Hy vọng nội dung trên đây đã giúp bạn hiểu thêm về nguyên nhân, tác hại cũng như cách khắc phục khi gặp tình trạng bọc răng sứ bị tụt lợi. Ngay khi gặp dấu hiệu răng sứ bị tụt khỏi lợi bạn hãy nên ngay nha khoa để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.