Không ít người bọc răng sứ thẩm mỹ gặp phải tình trạng răng sứ bị hỏng. Tình trạng này làm mất thẩm mỹ, ảnh hưởng chức năng ăn nhai và thậm chí gây nên các bệnh lý răng miệng nếu không được khắc phục kịp thời. Vậy, răng sứ hỏng do đâu? Dấu hiệu răng sứ bị hư và cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng I-Dent DiamondTech tìm hiểu trong bài viết sau.
1. Nguyên nhân nào khiến răng sứ bị hỏng?
Tình trạng răng sứ bị hỏng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau trong từng giai đoạn bọc răng sứ. Cụ thể:
Trước khi bọc sứ:
- Bệnh nhân chưa được điều trị triệt để các bệnh lý như viêm nướu, sâu răng, viêm nha chu. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, làm suy yếu mô răng thật, khiến răng sứ nhanh hư hỏng.
Trong quá trình bọc sứ:
- Tay nghề bác sĩ kém, thực hiện sai kỹ thuật, khiến răng sứ bị hở, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và mắc các bệnh lý răng miệng.
- Bác sĩ mài răng quá tỉ lệ mà không xử lý tủy đúng cách có thể dẫn đến viêm tủy, bị nhiễm trùng khi bọc răng sứ.
Sau khi bọc sứ:
- Bác sĩ gắn răng sứ bằng keo nha khoa không cố định hoàn toàn vào xương hàm. việc làm này khiến việc ăn nhai thức ăn quá cứng, nghiến răng, chơi thể thao hoặc gặp va chạm mạnh có thể làm răng sứ thẩm mỹ bị nứt vỡ.
- Vệ sinh răng miệng sai cách làm tăng nguy cơ hư hỏng răng sứ, răng bọc sứ bị sưng nướu và sâu răng dưới mão sứ.
Ngoài ra, việc sử dụng vật liệu sứ kém chất lượng hoặc không phù hợp với tình trạng răng cũng có thể làm giảm tuổi thọ của răng sứ. Điều này làm cho răng sứ dễ bị hư hỏng và tuổi thọ xuống cấp nhanh chóng.
Bọc răng sứ giá rẻ, kém chất lượng dẫn đến nhiều hệ quả.
2. Dấu hiệu răng sứ bị hư
Răng sứ bị hư hại có thể nhận biết qua các dấu hiệu sau:
2.1. Răng sứ bị sứt mẻ
Bề mặt răng sứ bị vỡ, xuất hiện vết nứt hoặc mẻ một phần thân răng, làm lộ răng thật. Tình trạng này thường xảy ra do tác động ngoại lực mạnh như ngã, tai nạn hoặc lực ăn nhai quá mạnh. Khi mão sứ bị nứt cũng có thể đi kèm dấu hiệu răng sứ bị ê buốt, đau nhức khi ăn đồ nóng, lạnh.
2.2. Răng sứ bị tụt lợi
Phần chân răng lộ ra ngày càng nhiều, tạo thành khe hở giữa nướu và răng sứ làm mất thẩm mỹ, ảnh hưởng ăn nhai. Nếu tình trạng răng sứ bị tụt lợi không xử lý kịp thời, có thể dẫn đến nguy cơ viêm lợi và sâu răng.
2.3. Răng sứ bị lỏng
Mão răng sứ bị lung lay không còn chắc chắn, có thể khiến răng sứ bị rớt ra khi ăn hoặc vệ sinh răng miệng.
2.4. Răng sứ không phù hợp
Răng sứ được thiết kế sai kích thước hoặc không vừa vặn, gây cảm giác cộm và vướng víu trong miệng. Tình trạng này đi kèm với dấu hiệu đau nhức lợi, khó khăn khi ăn nhai, cảm giác không thoải mái.
2.5. Răng sứ bị sâu
Kỹ thuật bọc răng sứ của bác sĩ không chính xác, tạo ra khe hở giữa mão răng sứ và răng thật, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Điều này dẫn đến tình trạng sâu răng, hôi miệng , làm răng bọc sứ bị viêm tủy và có thể gây hoại tử tủy.
3. Răng sứ có sửa được không khi bị hỏng?
Răng sứ hỏng hoàn toàn có thể thay thế bằng răng sứ mới để khắc phục, tùy vào mức độ bị hỏng mà bác sĩ sẽ chỉ định khắc phục bằng phương pháp phù hợp. Trên thực tế điều trị, bác sĩ thường khuyên thay răng sứ hỏng bằng răng sứ mới để mang lại kết quả tốt và giải quyết các vấn đề răng sứ cũ gặp phải.
4. Cách khắc phục răng sứ bị hỏng
Răng sứ khi bị hư hỏng không thể trám hay hàn gắn lại mà cần thay mới hoàn toàn. Tuy nhiên, khả năng thay thế còn phụ thuộc vào tình trạng răng thật bên trong:
Trường hợp có thể thay răng sứ mới:
- Nếu răng sứ bị rơi ra ngay sau khi bọc do lỗi keo dán, bác sĩ có thể kiểm tra, vệ sinh và gắn lại nếu mão răng vẫn còn nguyên vẹn.
- Khi mão răng sứ bị mẻ, nứt hoặc lỏng lẻo, bác sĩ sẽ tháo bỏ và thay bằng mão sứ mới để đảm bảo thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.
Trường hợp không thể bọc lại răng sứ:
- Nếu răng thật bên trong đã bị tổn thương nặng, viêm nhiễm, hoặc mất cấu trúc do sâu răng, hoại tử tủy thì không thể tiếp tục bọc răng sứ. Khi đó, bác sĩ có thể chỉ định nhổ răng và sau đó cấy ghép Implant hoặc làm cầu răng để thay thế răng đã mất.
5. Câu hỏi thường gặp
5.1 Tháo răng sứ làm lại có đau không?
Tháo răng sứ làm lại gần như không đau vì bạn sẽ được bác sĩ gây tê khi thực hiện và được dùng thuốc giảm đau sau đó. Tuy nhiên, bạn cần chọn địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện để đảm bảo tránh tháo răng sứ bị hỏng và làm lại nhiều lần vì điều này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng.
5.2. Quy trình làm lại răng sứ diễn ra như thế nào?
Quy trình làm lại răng sứ diễn ra theo trình tự như sau:
- Khám tổng quát và kiểm tra mức độ hư tổn của răng sứ
- Gây tê, mài cùi răng và kiểm tra khớp cắn
- Lấy dấu răng gửi về phòng labo răng sứ để chế tác
- Bác sĩ kiểm tra, so sánh và gắn răng sứ mới cố định.
- Bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc và lên lịch hẹn tái khám
5.3. Lưu ý gì khi làm lại răng sứ?
Sau khi làm lại răng sứ mới bạn cần lưu ý về cách ăn uống và chăm sóc răng miệng để tránh làm răng sứ bị hư:
- Ăn thức ăn mềm, không ăn đồ cứng, dai.
- Không ăn thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh.
- Hạn chế uống nước có gas và có màu sẫm.
- Hạn chế ăn đồ ngọt.
- Không hút thuốc lá.
- Đánh răng 2 lần/ ngày và lấy cao răng định kỳ.
Tóm lại, bọc răng sứ bị hỏng do nhiều nguyên nhân và có thể khắc phục được. Trên đây là các dấu hiệu răng sứ bị hư và cách khắc phục. Tùy vào mức độ hư tổn của mão sứ và tình trạng răng mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp. Để đảm bảo việc làm lại răng sứ an toàn, không bị hư và đảm bảo kết quả tốt nhất bạn nên lựa chọn nha khoa uy tín có bác sĩ có tay nghề kỹ thuật cao khi thực hiện.