Bị nhiễm trùng khi bọc răng sứ xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào vùng răng đã được bọc sứ, gây viêm nhiễm. Triệu chứng thường gặp là nướu sưng tấy, chảy máu chân răng, đau buốt hay chảy mủ,… Hãy cùng I-Dent DiamondTech tìm hiểu kỹ hơn về dấu hiệu, nguyên nhân, cách khắc phục và phòng phừa tình trạng răng bọc sứ bị nhiễm trùng.
1. Dấu hiệu răng bọc sứ bị nhiễm trùng?
Bọc răng sứ là một phương pháp thẩm mỹ phổ biến, giúp cải thiện cả chức năng và vẻ đẹp của răng. Phương pháp này mang lại hàm răng trắng sáng, đều đẹp, khắc phục hiệu quả các khuyết điểm về hình dáng và màu sắc của răng.
Tuy nhiên, không phải lúc nào bọc sứ cũng đạt kết quả như mong muốn. Một số trường hợp răng bọc sứ bị nhiễm trùng do kỹ thuật thực hiện sai hoặc chăm sóc chưa đúng cách.
Dưới đây là một vài dấu hiệu rõ ràng của của tình trạng này mà bạn có thể dễ dàng nhận thấy hoặc cảm nhận được:
- Nướu sưng tấy, đỏ ở xung quanh vùng răng bọc sứ do viêm nhiễm và răng trở nên nhạy cảm hơn khi ăn uống.
- Xuất hiện mủ tích tụ ở đầu chân răng.
- Đau nhức chân răng thường xuyên và cơn đau kéo dài, dễ tái phát, đặc biệt là khi nhai, cắn hoặc nằm xuống. Cơn đau có xu hướng lan rộng toàn hàm, trường hợp nặng khó xác định chính xác vị trí răng bị đau .
- Hơi thở có mùi hôi khó chịu dù vệ sinh răng miệng đầy đủ.
- Chân răng có sự thay đổi màu sắc bất thường và răng bọc sứ bị chảy máu ở vị trí này dù chỉ tác động nhẹ.
- Răng sứ bị lung lay không còn chắc chắn.
- Sốt nhẹ đến sốt cao tùy mức độ viêm nhiễm.
- Sưng hạch bạch huyết ở cổ hoặc dưới hàm.
- Cứng hàm, khó há miệng, gây khó khăn khi ăn uống và giao tiếp.
2. Nguyên nhân nào gây nhiễm trùng khi bọc sứ?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị nhiễm trùng khi bọc răng sứ. Dưới đây là 5 nguyên nhân phổ biến:
2.1 Bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật
Tình trạng răng bọc sứ bị nhiễm trùng thường bắt nguồn từ tay nghề kém của bác sĩ. Nếu bác sĩ không có chuyên môn vững vàng hoặc thực hiện sai kỹ thuật, có thể dẫn đến nhiều sai sót nghiêm trọng như:
- Vệ sinh khoang miệng không sạch sẽ, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, tấn công răng và gây viêm nhiễm.
- Mài răng sai tỷ lệ, làm tổn thương ngà răng, ống tủy và nướu, từ đó tăng nguy cơ nhiễm trùng sau khi bọc sứ.
- Tác động mạnh đến nướu, khiến nướu bị kích ứng, sưng viêm và dễ nhiễm trùng.
- Lắp răng sứ không sát khít với răng thật, tạo ra kẽ hở, nơi thức ăn dễ mắc lại, vi khuẩn sinh sôi gây sâu răng, viêm nướu, viêm tủy… dẫn đến nhiễm trùng, thậm chí áp xe răng.
2.2. Mài răng xâm phạm khoảng sinh học
Khoảng sinh học (biological barrier) là lớp mô bảo vệ xung quanh răng, giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào ngà răng và tủy răng. Tuy nhiên, nếu quá trình mài răng xâm phạm khoảng sinh học, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tạo ra một barrier mới. Sự thay đổi này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như tụt nướu, tiêu xương ổ răng và nhiễm trùng chân răng do vi khuẩn xâm nhập vào vùng tổn thương.
2.3. Mão răng sứ chế tác sai kích thước
Mão sứ là lớp bao bọc bên ngoài thân răng, có nhiệm vụ bảo vệ răng thật và khôi phục chức năng nhai. Tuy nhiên, nếu mão sứ thiết kế không chuẩn hoặc gắn sai kỹ thuật, có thể tạo áp lực lên chân răng và dây thần kinh, lâu dần dẫn đến viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng.
Ngoài ra, nếu mão răng sứ đặt trên miếng trám cũ khiến vi khuẩn từ miếng trám dễ phát triển, xâm nhập xuống chân răng, gây đau nhức.
2.4 Bệnh lý răng miệng chưa được điều trị
Nếu chưa điều trị dứt điểm sâu răng, viêm lợi hoặc viêm nha chu trước khi bọc sứ răng, vi khuẩn vẫn có thể tồn tại và phát triển bên trong mão sứ, gây nhiễm trùng và đau nhức kéo dài.
Ngoài ra, ổ sâu răng mới có thể hình thành làm ảnh hưởng đến tủy răng và dẫn đến biến chứng nghiêm trọng khác.
2.5 Chăm sóc răng miệng sai cách
Chăm sóc răng miệng và vệ sinh không kỹ có thể dẫn đến tích tụ mảng bám và vi khuẩn trên răng bọc sứ. Lâu dần, vi khuẩn xâm nhập sâu vào chân răng, gây viêm nhiễm và nhiễm trùng.
Ngoài ra, tình trạng bị nhiễm trùng khi bọc răng sứ cũng có thể là dụng cụ nha khoa không đảm bảo yếu tố vô trùng. Một số trường hợp bị dị ứng với mão răng sứ do mão sứ được chế tác từ nhiều chất liệu khác nhau.
3. Cách giảm triệu chứng nhiễm trùng khi bọc răng sứ tại nhà
Răng bọc sứ bị nhiễm trùng thường diễn biến âm thầm trong 1-2 ngày đầu. Nếu chưa xác định nguyên nhân và chưa thể đi khám ngay, bạn có thể áp dụng một số cách giảm triệu chứng tại nhà dưới đây.
- Súc miệng với nước muối ấm: Hòa 1 thìa muối vào 100ml nước ấm, súc miệng 30 giây để giảm viêm, diệt khuẩn.
- Chườm đá lạnh: Bọc đá vào khăn sạch, chườm lên vùng sưng đau 10-15 phút, thực hiện 2-3 lần/ngày.
- Tinh dầu cỏ xạ hương: Pha loãng, thoa lên răng bị ảnh hưởng hoặc súc miệng để kháng viêm, giảm đau nhanh chóng.
Tuy nhiên, nếu đã áp dụng các biện pháp trên mà triệu chứng nhiễm trùng vẫn không thuyên giảm bạn nên đến nha khoa thăm khám. Tại đây, bác sĩ sẽ xác định rõ nguyên nhân và sẽ có phương pháp điều trị phù hợp.
4. Cách điều trị răng bọc sứ bị nhiễm trùng tại nha khoa
Tại nha khoa, tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên tình trạng răng bọc sứ bị nhiễm trùng và mức độ viêm nhiễm mà bác sĩ sẽ có phương pháp triều trị phù hợp.
4.1 Nạo sạch ổ viêm nhiễm
Để điều trị nhiễm trùng răng bọc sứ do khung răng sứ nằm sâu trong lợi, bác sĩ sẽ tiến hành cắt lợi và nạo sạch ổ viêm nhiễm. Việc làm này sẽ giúp ngăn ngừa tái nhiễm, hạn chế tiêu xương, răng lung lay và rụng.
4.2 Cấy ghép lợi
Cấy ghép lợi thường được chỉ định khi răng sứ bị nhiễm trùng nghiêm trọng do xâm phạm quá nhiều vào khoảng sinh học. Bác sĩ sẽ thực hiện ghép mô nướu để tái tạo hình dạng nướu, bù đắp khoảng nướu bị tụt để ngăn ngừa tụt nướu, tiêu xương và phục hồi khoảng sinh học quanh răng.
Thông thường, phương pháp này thường được kết hợp với bọc lại răng sứ để điều trị dứt điểm nhiễm trùng.
4.3 Bọc răng sứ mới
Bọc lại răng sứ thường được yêu cầu trong trường hợp răng bọc sứ bị nhiễm trùng do bọc sứ sai kỹ thuật. Bác sĩ sẽ tháo bỏ mão sứ cũ, điều trị tình trạng nhiễm trùng và sau đó một mão răng mới sẽ được lắp vào.
5. Cách phòng ngừa nhiễm trùng răng sứ
- Điều trị bệnh lý răng miệng nếu có trước khi bọc răng sứ.
- Lựa chọn nha khoa uy tín có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao. Điều này sẽ tránh được những sai sót trong quá trình làm răng sứ, phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng.
- Chọn răng sứ chất lượng cao, ưu tiên răng toàn sứ để tránh tình trạng kích ứng, viêm nhiễm xảy ra.
- Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng 2 ngày/lần, kết hợp dùng thêm chỉ nha khoa, tăm nước và nước súc miệng để làm sạch răng miệng toàn diện.
- Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/ lần để giúp phát hiện sớm các vấn đề để điều trị kịp thời nếu có.
- Sau khi bọc răng sứ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào hãy báo ngay cho bác sĩ để được khắc phục kịp thời.
Bị nhiễm trùng khi bọc răng sứ là biến chứng nguy hiểm, dẫn tới nhiều vấn đề răng miệng nghiêm trọng, thậm chí là mất răng. Do đó, khi phát hiện các dấu hiệu trên bạn hãy đến gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, để ngăn ngừa tình trạng này, bạn nên tìm hiểu thông tin kỹ lưỡng để lựa chọn đúng nha khoa uy tín để bọc răng sứ.