close
hotline
Hotline tư vấn miễn phí:  094 1818 618
Mở cửa: 8h00 – 20h00

Sau Khi Bọc Răng Sứ Bị Ê Buốt: Nguyên Nhân Và Giải Pháp

Cố vấn chuyên môn:  

  • Trưởng khoa I-Dent DiamondTech.
  • 13 năm kinh nghiệm – 4.000 ca thẩm mỹ răng sứ thành công.

Bọc răng sứ bị ê buốt là vấn đến khiến nhiều người lo lắng khi có ý định thực hiện làm răng sứ thẩm mỹ. Vậy tại sao răng bọc sứ bị ê buốt và có phải ai cũng mắc phải tình trạng này sau khi gắn răng sứ? Cùng nha khoa I-Dent DiamondTech tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân và giải pháp khắc phục hiệu quả tình trạng này trong bài viết dưới đây.

bọc răng sứ bị ê buốt phải làm sao
Sau Khi Bị Ê Buốt: Nguyên Nhân Và Giải Pháp

1. Nguyên nhân khiến răng ê buốt sau khi bọc sứ?

1.1 Tay nghề bác sĩ kém

Bọc răng sứ là kỹ thuật nha khoa tương đối phức tạp, nếu bác sĩ thiếu kinh nghiệm, kỹ thuật mài răng không chuẩn xác sẽ dễ gây tổn thương đến ngà răng, làm cho các tác nhân dễ dàng xâm nhập và kích thích đến tủy răng, gây ê buốt, đau nhức nghiêm trọng.

Ê buốt do mài cùi răng quá nhiều thường khá nặng và kéo dài. Đặc biệt là khi ăn nhai, nếu không được điều trị thì tình trạng ê buốt có thể trở nên mãn tính.

sau khi bọc răng sứ bị ê buốt
Răng trở nên yếu, nhạy cảm và dễ bị ê buốt do mài cùi răng quá nhiều
⭐Xem ngay: Làm răng sứ bị hôi miệng phải làm sao khắc phục?

1.2 Răng sứ kém chất lượng

Làm răng sứ không rõ nguồn gốc xuất xứ, vật liệu không đảm bảo hoặc có chứa các thành phần không tương thích, có thể gây hậu quả của bọc răng sứ làm kích ứng mô nướu và răng. Đồng thời răng sứ kém chất lượng không thể đảm bảo cách nhiệt khi ăn uống đồ nóng lạnh, gây ảnh hưởng xấu tới cùi răng thật bên trong và dẫn đến ê buốt, đau nhức kéo dài.

1.3 Mão răng sứ không vừa hoặc lệch khớp cắn

Việc lắp mão răng sứ thẩm mỹ bị sai lệch, không đúng khớp cắn hoặc chế tác sai kích thước, khiến không sát khít với cùi răng thật sẽ gây cảm giác ê buốt khi ăn nhai hay khi cắn chặt răng. Đồng thời, mão răng sứ không vừa vặn hoặc sai khớp cắn có thể gây cảm giác bọc răng sứ khó nhai do cộm cấn, vướng víu trong miệng, đặc biệt những lúc ăn nhai lực dồn lên thân răng, tăng áp lực đến chân răng sứ càng gây ê buốt và đau nhức.

Ngoài ra, răng sứ bị hở không vừa khít với răng thật sẽ có những khe hở, tạo điều kiện cho vi khuẩn, thức ăn xâm nhập vào ngà răng, ảnh hưởng đến tủy răng và gây ê buốt.

Nếu kéo dài tình trạng răng sứ lắp bị sai lệch sẽ dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng hơn như bọc răng sứ bị lệch khớp cắn gây đau khớp hàm, thậm chí ảnh hưởng nặng nề đến răng thật sau này.

làm răng sứ bị ê buốt
Gắn răng sứ lệch khớp cắn gây đau nhức khi ăn nhai

1.4 Các bệnh răng miệng chưa điều trị triệt để

Một quy trình bọc răng sứ đạt chuẩn, trước khi mài cùi răng lắp mão sứ, bác sĩ phải tiến hành chụp X-quang răng miệng. Nếu phát hiện các vấn đề như: Sâu răng, viêm tủy, viêm nướu, viêm nha chu… thì cần điều trị triệt để, sau đó mới thực hiện bọc sứ được.

Nếu chưa điều trị triệt để các bệnh lý răng miệng trước khi bọc sứ sẽ khiến tình trạng bọc răng sứ bị viêm lợi, răng bọc sứ bị viêm tủy,..viêm nhiễm ngày càng nghiêm trọng hơn làm răng bọc sứ bị nhiễm trùng, vi khuẩn lan rộng và tiếp tục tấn công sâu vào các dây thần kinh, gây kích thích và dẫn đến ê buốt, nặng hơn còn có thể làm răng sứ hỏng và mất răng.

Mức độ ê buốt, đau nhức sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm, có thể xuất hiện tự phát hoặc khi có kích thích như ăn uống đồ nóng lạnh, nhai hoặc cắn.

1.5 Keo nha khoa bị lỏng

Keo nha khoa là chất kết dính chuyên dụng để gắn mão răng sứ lên cùi răng thật. Nếu sử dụng keo chất lượng kém hoặc dùng không đúng cách, không đủ lượng thì nó có thể bị lỏng, bong tróc hoặc rò rỉ sau một thời gian. Phần keo này sẽ kích ứng đến răng và nướu, gây ê buốt, đau nhức và còn có thể làm răng sứ bị tụt, răng sứ bị lung lay, bung ra ngoài hoặc răng bọc răng sứ bị gãy.

bọc sứ bị ê buốt
Keo dán sứ bị rò rỉ, gây kích ứng và ê buốt.

2. Tình trạng răng bọc sứ bị ê buốt kéo dài trong bao lâu?

Làm răng sứ bị ê buốtcảm giác sau khi bọc răng sứ khá phổ biến, thường kéo dài khoảng 1 đến 2 tuần sau khi làm răng, tùy theo từng người. Cụ thể như:

  • Trong 1 – 3 ngày đầu: Đây là giai đoạn ê buốt nhiều nhất, do răng và nướu còn nhạy cảm sau quá trình mài cùi răng và gắn mão sứ, cần thời gian để làm quen với lớp sứ mới.
  • Sau 1 tuần: Phần lớn người bệnh sẽ cảm thấy giảm đáng kể cảm giác ê buốt.
  • Sau 2 tuần: Hầu hết các trường hợp sẽ hết hoàn toàn tình trạng ê buốt.

Tuy nhiên, nếu tình trạng ê buốt kéo dài hơn 2 tuần mà không có dấu hiệu cải thiện, hoặc cơn đau nhức, ê buốt dần trở nên nghiêm trọng hơn thì là hiện tượng bất thường, bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa để kiểm tra tình trạng răng bọc sứ bị đau và điều trị kịp thời.

3. Cách giảm ê buốt sau khi bọc sứ hiệu quả

3.1 Dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ

Sau khi bọc răng sứ, bác sĩ có thể kê đơn cho bệnh nhân một số loại thuốc giảm đau để sử dụng khi xuất hiện tình trạng ê buốt, quá nhiều.

Paracetamol là loại thuốc giảm đau phổ biến, có tác dụng nhanh chỉ từ 15 – 30 phút sau khi uống và hiệu quả trong khoảng từ 4 – 6 giờ. Còn có một số loại thuốc khác như Ibuprofen, Diclofenac, Meloxicam, Etoricoxib… giúp giảm đau, chống viêm không chứa Steroid điển hình hiện nay.

Mỗi loại thuốc giảm đau sẽ có liều dùng, thời gian phát huy tác dụng và thời gian hiệu quả khác nhau. Vì vậy, bệnh nhân nên đọc kỹ hướng dẫn và tuân thủ theo đơn kê của bác sĩ để tránh nguy hiểm đến sức khoẻ.

3.2 Tránh thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh

Trong thời gian đầu mới bọc sứ, răng đặc biệt nhạy cảm với nhiệt độ. Do đó, bệnh nhân nên hạn chế dùng thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh để tránh gây kích thích tới các dây thần kinh trong răng, làm tăng thêm sự ê buốt, khó chịu.

Ví dụ, với những đồ nóng như trà, cà phê, súp thì nên để nguội trước khi dùng. Đồng thời tránh tuyệt đối nhai đá, ăn kem để đảm bảo độ bền của răng sứ.

răng ê buốt sau khi bọc sứ
Tránh ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh sau khi bọc răng sứ để không gây ê buốt răng

3.3 Sử dụng bàn chải lông mềm và đánh răng nhẹ nhàng

Để bảo vệ tốt cho răng sứ, khi đánh răng nên dùng bàn chải lông mềm và chải răng nhẹ nhàng theo chuyển động tròn. Tránh dùng lực quá mạnh vì sẽ dễ làm tổn thương nướu răng, làm cho răng bọc sứ bị ê buốt.

3.4 Sử dụng kem đánh răng cho răng nhạy cảm

Bác sĩ khuyến khích dùng kem đánh răng chuyên dùng cho răng nhạy cảm sau khi bọc sứ. Nên chọn kem đánh răng có chứa Flour hoặc các thành phần hoạt tính như Potassium Nitrate, Strontium Chloride, Arginine, giúp ngăn chặn sự dẫn truyền cảm giác từ bề mặt đến các dây thần kinh trong răng, giảm cảm giác ê buốt và tạo lớp bảo vệ trên bề mặt răng.

Đồng thời, kem đánh răng phải có độ mài mòn (RDA) thấp hơn 80 để hạn chế bào mòn men răng, làm sạch an toàn và bảo vệ bề mặt răng sứ.

⭐Xem ngay: Răng sứ bị đen phải làm sao? Giải đáp chi tiết

3.5 Súc miệng bằng nước muối ấm

Nước muối có tính sát khuẩn tự nhiên, súc miệng bằng nước muối ấm từ 1 – 2 lần/ngày giúp làm dịu nướu và giảm viêm, từ đó giảm cảm giác ê buốt. Bệnh nhân có thể sử dụng nước muối y tế 0.9% hoặc tự pha nước muối tại nhà theo tỷ lệ 1 thìa cà phê muối với 300ml nước sạch, lưu ý không nên pha nước muối quá mặn vì có thể gây kích ứng nướu.

Tránh sử dụng nước súc miệng có cồn khi mới bọc răng sứ, vì có thể làm khô miệng, gây kích ứng, sưng đỏ mô nướu, từ đó tăng thêm cảm giác ê buốt và đau nhức.

răng sứ bị ê buốt
Súc miệng 1 – 2 lần/ngày với nước muối giúp răng giảm ê buốt hiệu quả.

3.6 Thăm khám bác sĩ

Nếu tình trạng ê buốt răng vẫn không thuyên giảm và hết sau khoảng 1 tuần, thậm chí các cơn đau ngày càng dữ dội hơn thì hãy quay lại gặp nha sĩ để kiểm tra.

Tại nha khoa, bác sĩ có chuyên môn cùng sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị chuyên dụng sẽ xác định chính xác nguyên nhân khiến cho việc mài răng bọc sứ bị ê buốt. Dựa vào kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị phù hợp nhất, giúp ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe răng miệng.

răng sứ bị ê khi uống lạnh
Bác sĩ kiểm tra răng miệng để xác định nguyên nhân khiến răng bị ê buốt kéo dài

4. Câu hỏi thường gặp

4.1. Bọc răng sứ có ê buốt không?

Bọc răng sứ có thể gây ê buốt nhẹ trong vài ngày đầu và sẽ hết dần nhưng không phải ai cũng gặp tình trạng này. Nguyên nhân chính là do trong quá trình bọc sứ, bác sĩ cần mài một phần men răng, có thể khiến răng nhạy cảm tạm thời. Nếu ê buốt kéo dài hơn 1 tuần bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra.

4.2. Bọc răng sứ bị ê buốt phải làm sao?

Nếu bị ê buốt sau khi bọc răng sứ, bạn có thể súc miệng bằng nước muối ấm, tránh thực phẩm quá nóng, lạnh hoặc chua và sử dụng kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm, không thực hiện thói quen xấu nghiến răng và tránh ăn thực phẩm chua, chứa nhiều acid. Nếu ê buốt kéo dài hơn 1 tuần, bạn nên đến gặp bác sĩ.

Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm thật nhiều thông tin hữu ích về vấn đề răng bị ê buốt sau khi bọc sứ. Nếu bạn vẫn còn đang phân vân và chưa biết lựa chọn nha khoa uy tín nào để bọc răng sứ, lo sợ bọc răng sứ bị ê buốt thì nha khoa I-Dent DiamondTech là một gợi ý không thể bỏ qua, bạn có thể liên hệ qua số Hotline 094.1818.618 để đặt lịch hẹn tư vấn miễn phí cùng bác sĩ tại nha khoa I-Dent DiamondTech sớm nhất nhé.

Liên hệ ngay với Nha khoa I-Dent DiamondTech để được tư vấn chi tiết

Nha khoa răng sứ I-Dent DiamondTech

  • Địa chỉ: 19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Q.Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh
  • Liên hệ: 0941818618
  • Email: nhakhoaidentdiamondtech@gmail.com
  • Website: https://rangsucaocap.vn/

ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI

    * Thông tin của bạn sẽ được bảo mật!

    Giờ làm việc:

    8h00 đến 20h00