Răng cấm thuộc nhóm răng hàm có bề bề mặt nhai rộng và mọc cố định, đóng vai trò quan trọng việc ăn nhai và thẩm mỹ cho gương mặt. Có rất nhiều người hay nhầm lẫn răng cấm với răng khôn. Vậy răng cấm mọc ở vị trí số mấy, vấn đề thường gặp và cách chăm sóc răng ở vị trí này như thế nào? Cùng I-Dent DiamondTech tìm hiểu trong bài viết sau.
![răng cấm](https://rangsucaocap.vn/wp-content/uploads/2025/01/rang-cam.jpg)
1. Răng cấm là răng gì?
Răng cấm là những chiếc răng hàm có kích thước lớn, thân răng to, bề mặt nhai rộng và nhiều rãnh sâu. Mỗi người trưởng thành thường có 8 chiếc răng cấm, chia đều cho hàm trên và hàm dưới.
1.1. Vị trí
Răng cấm nằm ở vị trí số 6 và số 7 trên cung hàm tính từ ngoài vào trong. Khi hàm đóng lại, răng cấm trên và dưới khớp với nhau một cách chính xác, tạo thành một cặp răng nghiền nát thức ăn hiệu quả.
1.2. Cấu tạo
Răng cấm có cấu tạo gồm 3 lớp chính: lớp men răng cứng chắc bên ngoài, bên trong là lớp ngà răng và ở trung tâm là tủy răng chứa mạch máu và dây thần kinh. Thân răng cấm to, dày giúp răng chịu được lực nhai mạnh trong quá trình nghiền thức ăn.
Số lượng chân răng của răng cấm dao động từ 2 đến 3 chân, răng cấm hàm trên thường có 3 chân và răng cấm hàm dưới có 2 chân. Điều này giúp tăng cường sự ổn định của răng trong xương hàm.
1.3. Chức năng
Răng cấm có chức năng chính là nghiến nát thức ăn, giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn trước khi đưa vào dạ dày. Răng giúp phân bố lực nhai đều lên các răng khác, giúp duy trì sự cân bằng của hàm răng và khớp thái dương hàm.
![răng cấm là răng gì](https://rangsucaocap.vn/wp-content/uploads/2025/01/rang-cam-la-rang-gi.jpg)
2. Răng cấm và răng khôn có phải là một không?
Răng cấm và răng khôn không phải là một dù đều thuộc nhóm răng hàm nhưng đặc điểm, chức năng và vị trí của chúng khác nhau hoàn toàn.
Để giúp bạn hiểu rõ hơn, dưới đây là bảng so sánh sự khác biệt giữa răng cấm và răng khôn:
Răng cấm | Răng khôn | |
Vị trí | Răng cấm là hai chiếc răng lớn, nằm ở vị trí răng số 6 và 7 trên hàm. | Răng khôn là răng nằm ở vị trí răng số 8 trong góc hàm, là chiếc răng cuối cùng trên hàm. |
Thời điểm mọc | 6 – 13 tuổi | 17 – 25 tuổi |
Chức năng | Nhai, nghiền nát thức ăn, răng chịu lực chủ chốt của toàn hàm khi ăn uống. | Chức năng hạn chế, không có cũng không ảnh hưởng đến ăn nhai. |
Nguy cơ bệnh lý | Nguy cơ mắc các bệnh lý như sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu. | Răng khôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ như mọc ngầm, mọc lệch, gây viêm nướu và khó vệ sinh. |
Chỉ định | Bọc tồn tối đa với các phương pháp phục hình nha khoa như bọc răng sứ , trám răng,… | Có thể được bác sĩ chỉ định nhổ răng khi cần thiết. |
![răng cấm là gì](https://rangsucaocap.vn/wp-content/uploads/2025/01/rang-cam-la-gi.jpg)
3. Các bệnh lý thường gặp ở răng cấm
Do vị trí sâu trong góc hàm, răng cấm khó vệ sinh và dễ bị tích tụ thức ăn nên răng dễ mắc các bệnh lý răng miệng:
3.1. Sâu răng
Do có bề mặt nhai rộng và nhiều khe rãnh nên răng cấm rất dễ bị thức ăn bám vào và gây sâu răng nếu không được vệ sinh kỹ. Hơn nữa, răng khôn mọc lệch có thể chèn ép lên răng cấm, tạo ra những khoảng trống nhỏ, là nơi trú ẩn lý tưởng cho vi khuẩn gây sâu răng.
Tùy vào mức độ răng bị sâu bác sĩ sẽ chỉ định trám răng hoặc bọc răng sứ để phục hồi. Khi răng cấm bị sâu nặng đi kèm viêm tủy bác sĩ thường chỉ định bọc răng sứ để bảo vệ. Răng sứ có độ bền cao, bao bọc toàn bộ phần răng cấm bị hư hại nên đảm bảo được chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.
![răng cấm là răng số mấy](https://rangsucaocap.vn/wp-content/uploads/2025/01/rang-cam-la-rang-so-may.jpg)
3.2. Viêm tủy răng
Lỗ sâu trên răng cấm tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ xâm nhập, gây viêm tủy và cuối cùng có thể dẫn đến mất răng nếu không được chữa trị kịp thời.
![phân biệt răng cấm và răng khôn](https://rangsucaocap.vn/wp-content/uploads/2025/01/phan-biet-rang-cam-va-rang-khon.jpg)
3.3. Viêm nha chu
Viêm nha chu ở răng cấm là tình trạng các mô mềm xung quanh răng bị viêm. Bệnh lý này biểu hiện qua các triệu chứng như nướu sưng đỏ, đau nhức, phá hủy các cấu trúc quanh răng. Tình trạng này nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng răng lung lay và có thể mất răng.
![răng cấm mọc ở đâu](https://rangsucaocap.vn/wp-content/uploads/2025/01/rang-cam-moc-o-dau.jpg)
3.4. Hỏng răng do mài mòn hoặc nhai quá mạnh
Việc nghiền nát thức ăn gây ra áp lực lớn lên răng cấm, có thể dẫn đến tình trạng mòn, nứt vỡ và gây đau nhức.
![răng cấm có thay không](https://rangsucaocap.vn/wp-content/uploads/2025/01/rang-cam-co-thay-khong.jpg)
3.5. Mất răng và tiêu xương hàm
Các bệnh răng miệng nêu trên nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ mất răng, ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai. Ngoài ra, việc răng cấm bị mất lâu ngày sẽ gây tiêu xương hàm, làm cho các răng khác bị xô lệch, khiến cho gò má và gương mặt thay đổi.
![răng cấm có mấy cái](https://rangsucaocap.vn/wp-content/uploads/2025/01/rang-cam-co-may-cai.jpg)
4. Răng cấm có thay được không?
Răng cấm là răng vĩnh viễn, chỉ mọc một lần duy nhất và không thể thay thế. Do đó, khi răng cấm bị hư hỏng nặng đến mức không thể phục hồi, nhổ bỏ là lựa chọn duy nhất để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Khi mất răng cấm, bác sĩ có thể chỉ định phục hình răng bằng phương pháp cầu răng sứ hay trồng răng để duy trì chức năng ăn nhai.
5. Cách chăm sóc răng cấm đúng
Để phòng ngừa và điều trị các bệnh lý răng miệng liên quan đến răng cấm, bạn cần lưu ý một số cách chăm sóc răng miệng sau:
- Vệ sinh răng miệng và đánh răng đều đặn 2 lần/ngày bằng kem đánh răng có fluor để ngăn ngừa sâu răng. Bạn nên sử dụng bàn chải lông mềm và dùng lực nhẹ nhàng để từ theo chiều từ trên xuống hoặc chiều xoắn ốc để tránh làm tổn thương nướu.
- Sử dụng thêm chỉ nha khoa, tăm nước và nước súc miệng để làm sạch toàn bộ thức ăn thừa, mảng bám còn sót lại sau khi ăn.
- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, tránh ăn nhiều đồ ăn ngọt và đồ ăn chứa nhiều axit. Bổ sung thực phẩm chứa nhiều canxi và khoáng chất để giúp răng cấm chắc khỏe.
- Không hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích như bia, rượu,… vì làm ảnh hưởng sức khỏe răng miệng.
- Nếu bạn thường xuyên nghiến răng khi ngủ, hãy đeo máng bảo vệ răng để bảo vệ răng.
- Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần tại nha khoa để bác sĩ cạo vôi răng và giúp phát hiện các vấn đề răng miệng để chữa trị kịp thời.
![răng cấm nằm ở đâu](https://rangsucaocap.vn/wp-content/uploads/2025/01/rang-cam-nam-o-dau.jpg)
Tóm lại, răng cấm nằm ở vị trí số 7, 8 trên cùng hàm là loại răng vĩnh viễn chỉ mọc 1 lần trong đời. Răng cấm đóng vai trò chủ chốt trong quá trình nghiền thức ăn và có ảnh hưởng đáng kể đến thẩm mỹ khuôn mặt. Chính vì vậy, bạn cần chăm sóc răng miệng đúng cách để giữ cho răng luôn chắc khỏe.