close
hotline
Hotline tư vấn miễn phí:  094 1818 618
Mở cửa: 8h00 – 20h00
time 2025-01-11
Đánh giá post

Răng chết tủy: Nguyên nhân, ảnh hưởng, cách trị và ngăn ngừa

Cố vấn chuyên môn:  

  • Trưởng khoa I-Dent DiamondTech.
  • 13 năm kinh nghiệm – 4.000 ca thẩm mỹ răng sứ thành công.

Răng chết tủy là tình trạng phần tủy răng bên trong răng chứa dây thần kinh, mạch máu bị chết đi, đây là giai đoạn cuối của viêm tủy răng. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do sâu răng, viêm nướu, nha chu,… làm ảnh hưởng sức khỏe răng miệng và chất lượng cuộc sống. Vậy cách điều trị và ngăn ngừa răng chết tủy như thế nào? Hãy cùng I-Dent DiamondTech tìm hiểu trong bài viết sau.

răng chết tủy
Răng chết tủy: Nguyên nhân, ảnh hưởng, cách trị và ngăn ngừa.

1. Răng chết tủy là gì?

Răng chết tủy là giai đoạn cuối cùng của quá trình viêm tủy kéo dài không được điều trị kịp thời. Khi quá trình này diễn ra, răng có thể bị đau răng và sưng nướu. Sau khi tủy răng chết hoàn toàn, bệnh nhân sẽ không còn cảm giác đau nhức hay khó chịu nữa. Chính vì vậy, tình trạng rất khó để nhận biết để điều trị.

Ngoài ra, khi tủy răng chết đi, răng không còn được cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi răng. Điều này khiến răng nhiễm màu và dễ lung lay, răng bị nứt hoặc mẻ răng.

răng bị chết tủy
Răng chết tủy khiến răng bị đổi màu sang màu xám, đen.
Xem thêm: Cách làm trắng răng nhanh chóng, hiệu quả tại nhà
Xem thêm: Răng hàm là gì? Vị trí, cấu tạo và chức năng?

2. Dấu hiệu của răng chết tủy

Bạn có thể nhận biết tình trạng răng chết tủy thông qua 4 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn viêm tủy phục hồi: Bệnh nhân có thể cảm thấy ê buốt răng khó chịu, đặc biệt vào ban đêm. Cơn đau có thể tăng lên khi ăn đồ nóng, lạnh
  • Giai đoạn viêm tủy mãn tính: Cơn đau thường xuyên hơn, dai dẳng và có thể lan tỏa sang các vùng xung quanh. Khi nhai hoặc cắn vào thức ăn, răng sẽ cảm thấy ê buốt khó chịu.
  • Giai đoạn viêm tủy cấp tính: Bệnh nhân thường cảm thấy đau nhức dữ dội, đột ngột, vùng bị viêm lợi sưng đỏ và có thể xuất hiện mủ ở chân răng.
  • Giai đoạn hoại tử tủy (chết tủy): Răng hoàn toàn mất cảm giác, không còn đau nhức và răng ố vàng hoặc răng bị đen.
răng chết tủy là gì
Các dấu hiệu và giai đoạn nhận biết tình trạng răng bị chết tủy.
Xem thêm: Cách tẩy trắng răng hiệu quả và an toàn tại nha khoa
Xem thêm: Răng cấm là răng số mấy? Có thay không?

3. Nguyên nhân làm răng chết tủy

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chết tủy răng:

  • Sâu răng: Sâu răng không điều trị là nguyên nhân hàng đầu gây chết tủy. Khi sâu răng không chữa trị kịp thời, vi khuẩn sẽ ngày càng ăn sâu vào ngà răng và tủy răng, gây viêm tủy răng và chết tủy.
  • Mắc bệnh lý viêm nướu, viêm nha chu: Việc mắc các bệnh lý này không được chữa trị kịp thời sẽ gây tụt lợi, áp xe răng, nhiễm trùng chân răng. Từ đó, răng ngày càng suy yếu, làm cho vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng và gây chết tủy.
  • Răng bị nứt, gãy, mẻ: Việc cấu trúc mô răng bị hư hỏng, bị hở hoặc men răng mỏng sẽ khiến cho vi khuẩn dễ xâm nhập và tấn công. Kết quả là gây nên tình trạng viêm tủy và tủy bị hoại tử.
Xem thêm: Răng cửa là gì? Cấu tạo, chức năng và các vấn đề thường gặp

4. Răng chết tủy nguy hiểm không?

Răng chết tủy tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ lan rộng, gây viêm nhiễm các răng và mô nướu xung quanh. Điều này dẫn đến các biến chứng như áp xe răng, viêm nha chu, tiêu xương hàm, thậm chí gây ra các vấn đề về khớp cắn.

Bên cạnh đó, nếu răng hư tủy không may bị rụng đi sẽ gây khó khăn khi ăn nhai và vệ sinh răng miệng. Vị trí răng mất sẽ gây mất thẩm mỹ răng rất lớn cho cả hàm răng và gương mặt.

Xem thêm: Răng thưa là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

5. Răng chết tủy tồn tại được bao lâu?

Răng chết tủy không được chữa trị có thể tồn tại trong khoảng thời gian ngắn, chỉ từ 3 tháng đến 1 năm. Tủy răng là đóng vai trò nuôi dưỡng răng, giúp răng chắc khỏe. Một khi tủy răng chết đi, quá trình sừng hóa mô răng sẽ diễn ra khiến răng trở nên giòn và dễ gãy. Nếu tình trạng này không được chữa trị kịp thời, răng có thể rụng hoàn toàn.

Xem thêm: Răng không đều là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

6. Phương pháp điều trị răng chết tủy hiệu quả

Khi tủy răng chết, việc điều trị là cần thiết để loại bỏ mô tủy viêm nhiễm và ngăn ngừa biến chứng như hôi miệng, nướu răng bị đen. Quá trình điều trị bao gồm lấy bỏ tủy chết, làm sạch và trám bít ống tủy. Răng sau khi chết tủy cũng sẽ trở nên giòn và dễ vỡ hơn, việc thực hiện phương pháp nha khoa thẩm mỹ là giải pháp tối ưu để bảo vệ răng và phục hồi chức năng.

Khi bọc sứ, răng sứ sẽ bao bọc phần răng thật bị tổn thương, ngăn ngừa tình trạng răng vỡ, mẻ. Đồng thời, răng sứ còn giúp bạn có một hàm răng đẹp, trắng sáng. Với công nghệ hiện đại, răng sứ có độ bền cao và có thể sử dụng lên đến 10-20 năm nếu được chăm sóc đúng cách.

nguyên nhân răng chết tủy
Điều trị răng chết tủy bằng phương pháp bọc răng sứ và .

Quy trình điều trị tủy răng trước khi bọc sứ.

Xem thêm: Răng nhiễm fluor là gì? Dấu hiệu và cách khắc phục hiệu quả

7. Cách ngăn ngừa răng chết tủy

Sâu răng đi kèm viêm tủy kéo dài không được điều trị kịp thời sẽ làm chết tủy răng. Do đó, việc chăm sóc răng miệng cũng rất quan trọng để ngăn ngừa tình trạng này:

  • Đánh răng kỹ lưỡng 2 lần/ngày và vệ sinh kẽ răng bằng tăm nước hoặc chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn.
  • Hạn chế các đồ ăn thức uống chứa nhiều đường, axit, các chất gây hại cho men răng.
  • Khám răng định kỳ để sớm phát hiện các vấn đề tuỷ viêm và điều trị kịp thời nếu có.
  • Tránh dùng răng nhai các đồ cứng và bảo vệ răng khỏi các tác động ngoại lực.
tủy răng chết
Ăn uống khoa học và chăm sóc răng miệng đúng cách giúp ngăn ngừa răng chết tủy.
Xem thêm: Răng hô là gì? Phân loại, nguyên nhân và cách điều trị

Qua những nội dung trên đây hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn tình trạng răng chết tủy, nguyên nhân gây ra cũng như cách điều trị. Tóm lại, khi gặp tình trạng răng này, bạn nên đến nha khoa để được điều trị kịp thời nhằm khắc phục các khuyết điểm hàm răng xấu và loại bỏ các bệnh lý răng miệng nguy hiểm.

Xem thêm: Răng khấp khểnh là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Xem thêm: Răng khểnh là gì? Vị trí và dấu hiệu mọc

Liên hệ ngay với Nha khoa I-Dent DiamondTech để được tư vấn chi tiết

Nha khoa răng sứ I-Dent DiamondTech

  • Địa chỉ: 19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Q.Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh
  • Liên hệ: 0941818618
  • Email: nhakhoaidentdiamondtech@gmail.com
  • Website: https://rangsucaocap.vn/

ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI

    * Thông tin của bạn sẽ được bảo mật!

    Giờ làm việc:

    8h00 đến 20h00